Loài sinh vật này từng xuất hiện hàng thế kỷ trước khi mà người dân địa phương tìm thấy xác của chúng dạt vào bờ sau những cơn lũ.
>>> Xem thêm: Bên trong toà lâu đài gà vàng của đại gia sắt vụn cạnh bờ sông Tô Lịch
Vào những năm 1800, kỳ giông Olm đã từng được các nhà khoa học nổi tiếng đề cập đến. "Cha đẻ" của Thuyết Tiến Hóa, Charles Darwin đã miêu tả trong cuốn sách Nguồn Gốc Của Các Giống Loài về loài kỳ giông này như một sinh vật không có thị lực và là ví dụ điển hình của chọn lọc tự nhiên. Ông từng đề nghị lưu giữ một số con nhưng lại sợ mình không đủ khả năng để nuôi nấng những sinh vật nhỏ bé này.
"Rồng con" có thể coi là một sinh vật độc đáo nhất trong tự nhiên. Chúng có kích cỡ chỉ khoảng 35 cm, thân hình trắng trong suốt và hoàn toàn bị mù. Làn da trắng hồng của chúng khiến chúng ta có thể dễ dàng quan sát các cơ quan nội tạng. Các nhà khoa học từng quan sát được quá trình tái sinh kỳ diệu của chiếc chân bị gãy của một con Olm, điều mà loài người không thể làm được.
>>> Xem thêm: Hà Nội: Phát hiện xác cá sấu hỏa tiễn trong Công viên Thống Nhất
Loài kỳ giông Olm đã sinh sống tại hang Postojna, một điểm đến du lịch nổi tiếng của Slovenia, cách thủ đô Ljubljana của Slovenia 50 km về phía tây nam hàng thế kỷ qua.
Khả năng sinh sản của "rồng con" mới thực sự khiến các nhà khoa học phải trầm trồ. Chúng chỉ đẻ con theo chu kỳ 1 thập kỷ và các nhà khoa học đã có cơ hội quan sát điều kỳ thú này vào năm 2016.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 60 quả “trứng rồng” của loài kỳ giông Olm trong hang động. Sau bốn tháng dài chờ đợi, những quả trứng của loài kỳ giông đặc biệt đã nở.
Dù vậy, không ai có được may mắn ngắm nhìn những chú kỳ giông này phá vỏ trứng để chui ra, nhưng may thay camera hồng ngoại đã ghi lại được những khoảnh khắc quý giá đó.
“Lúc ấy tôi đang ở trong hang làm một số việc khác. Khi kiểm tra camera hồng ngoại chúng tôi đã thấy thiếu đi một quả trứng. Tua lại thì thấy được cảnh quả trứng Olm đầu tiên đã nở", Saso Weldt, người chăm sóc và nghiên cứu những chú kỳ giông Olm cho biết.
Thực tế, rồng con trong tự nhiên có tỉ lệ sống sót còn thấp hơn nhiều. Trong 500 trứng thì chỉ có 2 con sống được tới giai đoạn trưởng thành.
>>> Xem thêm: Phát hiện bình cổ 2.000 năm tuổi trong mộ cổ nhiều bí ẩn
Giữa tháng 6/2020, ban quản lý hang Postojna đã cho phép 30 khách du lịch có cơ hội chiêm ngưỡng 3 cá thể kỳ giông Olm được ra đời vào năm 2016 này. Ban quản lý hang động đã giữ chúng một cách bí mật trong phòng thí nghiệm và bảo vệ cẩn thận nhất cho đến tận bây giờ.