Việc lùi cải cách tiền lương trong năm 2022 có ảnh hưởng gì đến mức lương của viên chức trong năm 2022?
Mức lương viên chức năm 2022 tính như thế nào?
Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã nêu rõ rằng: 'Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022'. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép'.
Nhưng vào thời điểm cuối năm 2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34 năm 2021 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương tại quy định trên.
Do đó, trong năm 2022 này, viên chức hiện sẽ vẫn được hưởng mức lương như hiện nay.
Cụ thể: Viên chức sẽ vẫn hưởng lương cứng theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
- Hệ số lương hiện vẫn được áp dụng tại các Phụ lục ban hành cùng Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi và bổ sung.
- Mức lương tại cơ sở: Tại thời điểm này, các văn bản pháp luật hiện chưa có quy định liệu mức lương cơ sở năm 2022 có thay đổi không. Do đó, trước mắt, trong năm 2022, viên chức vẫn hưởng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP vẫn áp dụng từ ngày 01/7/2019 đến nay.
Chi tiết mức lương viên chức năm 2022
>>XEM THÊM: Cập nhật bảng lương công chức năm 2022
Mức lương viên chức năm 2022 thay đổi và có ảnh hưởng thế nào?
Trong năm 2022, mặc dù mức lương của viên chức không có gì thay đổi so với trước đây và hiện vẫn được áp dụng cách tính cũng như hệ số cũ, mức lương cơ sở như những năm trước nhưng về tổng thu nhập, viên chức hiện vẫn có cơ hội tăng so với thời gian trước đây.
Theo đó, từ ngày 15/8/2021, khi Thông tư 03/2021/TT-BNV chính thức có hiệu lực, nhiều quy định về việc nâng lương thường xuyên và nâng lương trước hạn cũng thay đổi theo hướng "có lợi" hơn cho viên chức. Cụ thể, thêm trường hợp được tính xét nâng lương thường xuyên.
Nếu như trước đây chỉ có 4 trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV thì nay, viên chức có thêm trường hợp được tính xét nâng lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm hưởng nguyên lương.
- Thời gian nghỉ hưởng thai sản.
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cộng dồn từ 6 tháng trở xuống.
- Thời gian được cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, khảo sát trong và ngoài nước nhưng vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan và đơn vị.
- Bổ sung mới thời gian viên chức tham gia phục vụ tại ngũ.
>> XEM THÊM: NÓNG: Đại biểu Quốc hội đồng tình việc Tăng lương tối thiểu từ 1/7
Tựu chung lại, dù mức lương và phụ cấp của viên chức hiện vẫn được áp dụng như cách tính của năm 2021 nhưng quy định mới về việc nâng bậc lương thường xuyên từ 15/8/2011 và tiếp tục áp dụng trong năm 2022 sẽ mang đến một chút thay đổi về lương cho các đối tượng này.