Thông tin mới nhất trên báo VnExpress, Lao Động, các đại biểu Quốc hội cho rằng, người lao động hiện đang vô cùng mong chờ Chính sách Tăng lương tối thiểu vùng.
Bởi lẽ thời gian vừa qua, những người lao động đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và thời điểm hiện tại, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ do dịch cũng như hàng hóa tăng cao.
Tại buổi Thảo luận kinh tế xã hội tại Quốc hội vào ngày 1/6, ông Phạm Trọng Nghĩa (UV chuyên trách UB Xã hội) đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu nhằm đảo bảo mức sống của người lao động cũng như các gia đình.
Do đó, các doanh nghiệp nên thấu hiểu và chia sẻ với người lao động.
'Chính phủ cũng nên giao cơ quan độc lập công bố hoặc phản biện mức sống tối thiểu do cơ quan thống kê công bố, tăng tính khách quan, khoa học', ông Nghĩa cho biết.
Tại dự thảo tờ trình, Bộ LĐTBXH đã đề xuất quy định các mức lương tối thiểu theo 4 vùng gồm: Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Bộ LĐTB&XH cũng đề nghị thời gian thực hiện mức lương tối thiểu từ ngày 1/7 như Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị với Chính phủ.
Theo Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), việc tăng lương tối thiểu hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong khi đó, về phía người lao động, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ chịu tác động lớn bởi chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng, chi phí đi kèm 'đội lên' không hề nhỏ.
Theo bà Xuân, trước năm 2020, thông lệ việc tăng lương tối thiểu vùng được điều chỉnh từ 1/1 hàng năm,, tiền lương tối thiểu của người lao động mỗi năm được tăng từ 5-7%.
Tuy nhiên, hai năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng cao, tiền lương tối thiểu vùng không tăng khiến cho đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Thời điểm hiện tại, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch và giá hàng hóa tăng cao.
Do đó, bà Xuân khẳng định việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 là cần thiết và đúng đắn dù thời gian đầu doanh nghiệp có thể gặp khó khăn với chính sách tăng lương tối thiểu vùng nhưng về lâu về dài thì việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ giúp lao động có thêm thu nhập mà còn giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để phục hồi với phát triển sản xuất và kinh doanh.
Đồng quan điểm, Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cũng nhận định rằng người lao động là tài sản quý giá của đất nước do đó cần được đãi ngộ xứng đáng và cần được đặt vào 'trung tâm của các chính sách' để được hưởng thành quả từ sự phát triển của đất nước, của dân tộc.
Đại biểu Nghĩa cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ khẩn trương ban hành Chính sách phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2045 nhằm thực hiện đột phá chiến lược về nguồn nhân sự.