Việc lùi cải cách tiền lương trong năm 2022 có ảnh hưởng như thế nào, phụ cấp của công chức có biến động không là điều mà nhiều người lao động quan tâm.
Mức lương công chức trong năm 2022 có biến động gì không?
Theo tinh thần tại Nghị quyết 27 của Bộ chính trị, mức lương công chức sẽ được cải cách theo hướng bỏ cách tính lương hiện nay theo lương cơ sở và hệ số.
Thay vào đó, mức lương công chức sẽ tính theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm của từng đối tượng.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc cải cách tiền lương đã liên tiếp bị lùi lại.
Do đó, tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, Quốc hội đã thống nhất lùi thời điểm cải cách tiền lương. Theo đó, công chức sẽ tiếp tục được hưởng lương theo công chức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Trong đó:
- Hệ số lương: Vẫn được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP căn cứ vào ngạch công chức, các loại công chức như hiện nay, hệ số lương sẽ dao động từ mức 1,35 - 4,98.
- Mức lương cơ sở năm 2022: Quốc hội cũng như các các cơ quan hiện chưa có văn bản mới ban hành cũng như đề xuất mới về mức lương cơ sở 2022.
Mức lương cơ sở của công chức vẫn được áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ 01/7/2019 đến nay.
Chi tiết bảng lương công chức năm 2022:
* Lưu ý: Đây là mức lương cơ bản của công chức, chưa tính phụ cấp cũng như các khoản đóng góp, BHXH phải nộp của công chức hàng tháng.
Chi tiết mức phụ cấp công chức 2022 gồm những khoản nào?
Ngoài mức lương cơ bản, phụ cấp lương công chức năm 2022 bao gồm các khoản: Phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động.
Phụ cấp được tính theo mức lương cơ sở của công chức theo công thức:
Phụ cấp = Lương cơ sở x Hệ số phụ cấp được hưởng lương
Trong đó có thể kể đến một số khoản phụ cấp sau đây:
- Phụ cấp độc hại: Mức hệ số gồm 04 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4.
- Phụ cấp khu vực: Gồm các hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.
- Phụ cấp trách nhiệm công việc: Gồm các hệ số 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1.