Theo một bài báo của New York Times một tuần sau đó, hiện tượng này xảy ra ngay gần nhà Allen Crouch. Khi ấy, bà Allen đang làm xà phòng bên ngoài thì cơn mưa thịt ập đến. "Thịt trông như thịt bò rơi xuống xung quanh bà ấy. Bầu trời lúc ấy hoàn toàn quang đãng và bà ấy nói rằng nó giống rơi giống như những bông tuyết lớn".
Ông Harrison Gill, người xác thực câu chuyện nói với New York Times rằng nó "không có gì để nghi ngờ" khi đến thăm nhà Crouch một ngày sau cơn mưa thịt. Ông ghi nhận có những miếng thịt dính ở hàng rào và nằm rải rác trên mặt đất. Có ít nhất một tảng thịt có kích thước khoảng 10 cm vuông, còn lại hầu kết là kích thước 5 cm x 5 cm. Hầu hết chúng còn tươi khi rơi xuống nhưng qua một đêm đã bị hỏng và khô lại. Có 2 người đàn ông đã nếm thử vị thịt này và tuyên bố nó có hương vị của thịt nai hoặc cừu.
Lời giải thích đầu tiên được đưa ra 3 tháng sau đó. Một người tên Leopold Brandeis đã nhận và phân tích mẫu vật được bảo quản bằng glycerine. Ông tuyên bố "thịt" này hoàn toàn không phải thịt. Tạp chí Scientific American năm đó ghi: "Cuối cùng, chúng tôi cũng có một lời giải thích cho hiện tượng được nói đến nhiều này. Việc xác định chất này và khôi phục tình trạng của nó tương đối dễ dàng. Hiện tượng lạ ở Kentucky thực chất chỉ là nostoc". Đây là một loại khuẩn lam có vỏ gelatin bao quanh. Nostoc phồng lên thành một khối giống như thạch mỗi khi trời mưa. Bởi nó không dễ thấy khi trời khô ráo nên trong nhiều năm, người ta tin rằng nostoc trôi nổi trong gió cho đến lúc mưa, khiến nó rơi xuống từ trên trời như mưa đá. Những cái tên gọi như "thạch sao", "bơ phù thủy" hay "star-slubber" đều để chỉ nostoc.
Ông Brandeis xác định nostoc tại Kentucky là loại Nostoc craneum, có màu như màu thịt. Trong thực tế, có có màu của rong biển, vị như thịt ếch và đã rơi xuống nhà Crouch khi trời mưa. Thế nhưng, ông Brandeis đã đưa một số mẫu vật cho nhà sử học và chủ tịch Hiệp hội Khoa học Newark, Tiến sĩ A. Mead Edwards để tìm hiểu. Người này nói rằng các mẫu vật có khả năng là mô trẻ sơ sinh hoặc ngựa. Một nhà sử học khác, tiến sĩ J.W.S. Arnold đã nghiên cứu các mẫu vật cũng đồng ý rằng chúng có mô phổi và sụn động vật. Thông tin này được đăng trên tạp chí Microscopy and Popular Science của Mỹ.
Cuối cùng, 7 mẫu vật được một số nhà khoa học kiểm tra. Họ xác nhận có 2 cái là mô phổi, 3 cái là mô cơ và 2 mẫu được cho là sụn. Vậy làm cách nào mà những thứ đó có trong trận mưa thịt Kentucky. Người đưa ra lời giải thích thuyết phục nhất có lẽ là tiến sĩ L.D Kastenbine. Trong bài viết đăng trên tạp chí Louisville Medical News năm 1876, chuyên gia này viết cơn mưa thịt này là sự phối hợp của một trận nôn của kền kền.
Ông Kastenbine đã đốt một mẫu vật và quan sát thấy nó có mùi thịt cừu ôi thiu. "Tôi được một nông dân già ở Ohio gợi ý về giả thuyết hợp lý nhất để lý giải cho cơn mưa dị thường này. Một số con kền kền đã nôn mửa khi đang bay qua chỗ đó và từ độ cao mênh mông ấy, những hạt thức ăn bị gió phân tán lên mặt đất. Hàng loạt các mô được phát hiện như cơ, chất béo, những thứ không cấu trúc... chỉ có thể được giải thích theo giả thuyết này".
Có 2 loại kền kền được tìm thấy ở Kentucky là kền kền đen (Coragyps atratus) và kền kền gà tây (Cathartes aura). Cả hai đều có cơ chế nôn thức ăn để phòng thủ hoặc giảm trọng lượng khi bay.