(Tinmoi.vn) Nga đe dọa sẽ cắt nguồn cung khí đốt vào cuối ngày thứ 2 (16/6) cho Ukraine sau khi hai bên không thể đạt được thỏa thuận về cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Ukraine do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian.
Hãng AFP đưa tin, ngày 15/6, cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Ukraine do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian đã kết thúc mà “không có kết quả” hay đạt được bất cứ thỏa thuận nào về thời điểm hai bên có thể gặp lại nhau.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk (phải) gặp gỡ Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu Guenther Oettinger. Ảnh: Reuters
Trong đó, phía Nga thể hiện thiện chí tiến tới thỏa thuận cuối cùng để giải quyết bất đồng về giá khí đốt với Ukraine, trước thời hạn chót vào ngày mai. Tuy nhiên, những bất ổn tại miền Đông Ukraine đang gây không ít khó khăn trở ngại cho các cuộc đàm phán.
Một nguồn tin Chính phủ Ukraine nói: “Cuộc đàm phán đã kết thúc mà không có kết quả. Không rõ liệu khi nào các cuộc đàm phán mới sẽ diễn ra." Tham gia đàm phán có Ủy viên Năng lượng EU Guenther Oettinger, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk và người đứng đầu Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga.
Cho tới nay, các vòng đàm phán xung quanh bất đồng về giá khí đốt đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt Nga sang Ukraine vẫn chưa đạt tiến triển. Nga đưa ra giá bán cho Kiev là 385 USD/1.000 m3. Tuy nhiên, Ukraine (hiện nợ Nga đến 3,5 tỷ USD) đã không đồng ý với mức giá này. Nga đã đặt hạn chót sẽ chuyển sang hình thức trả trước nếu đến ngày 16/6, Ukraine không thanh toán ít nhất là một phần nợ khí đốt của năm 2013.
Việc cắt nguồn cung khí đốt của Nga tới Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp tới EU, đang nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ Nga thông qua Ukraine. Chính vì vậy, EU khẳng định quyết tâm theo đuổi những nỗ lực để phá vỡ thế bế tắc giữa Nga và Ukraine hiện nay.
Với thời hạn chót đang đến gần, Ukraine cũng bắt đầu chuẩn bị các kế hoạch nếu không đạt được thỏa thuận với Nga. Thủ tướng Ukraine đề nghị chính quyền địa phương và công ty khí đốt Naftogaz chuẩn bị cho việc Nga dừng cung cấp khí đốt hoàn toàn tới nước này vào ngày mai.
Tuy nhiên, mặt khác, Ukraine vẫn khẳng định quyết tâm tiến tới một thỏa thuận với Nga. Giám đốc điều hành Naftogaz Andiy Kobolev nhấn mạnh: “Ukraine sẽ sẵn sàng trả một giá thỏa hiệp cho những hóa đơn chưa được thanh toán trong quá khứ cũng như đưa ra lịch trình chặt chẽ cho các khoản trả tiếp theo với Nga. Điều đó có nghĩa là Ukraine sẵn sàng làm hài lòng yêu cầu của công ty Gazprom về việc trả khoản nợ 1,95 tỷ USD”.
Tại miền Đông Ukraine, sau khi những người biểu tình đòi liên bang hóa bắn hạ một máy bay vận tải của quân đội Ukraine làm 49 quân nhân thiệt mạng. Vụ tấn công gây thiệt hại lớn cho quân đội Chính phủ Ukraine cũng gây thêm căng thẳng giữa Nga với Mỹ và EU. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua cảnh báo, Mỹ cùng với các đối tác G7 sẽ khiến Nga phải trả giá nếu nước này không ngăn chặn dòng vũ khí tuồn qua biên giới. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại miền Đông Ukraine, đề nghị Nga cần phải kiểm soát khu vực biên giới một cách hiệu quả và ngăn chặn các nhóm vũ trang vào Ukraine.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ cáo buộc Moscow can thiệp vào Ukraine cũng như thông tin về việc Nga cử các đơn vị quân sự và vũ khí tới nước láng giềng này.
Chi MK (Tổng hợp)
Đàm phán thất bại, Nga chuẩn bị cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine
(Tinmoi.vn) Hãng AFP đưa tin, ngày 15/6, cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Ukraine do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian đã kết thúc mà “không có kết quả” hay đạt được bất cứ thỏa thuận nào về thời điểm hai bên có thể gặp lại nhau.
Ngày 15/6, Ukraine và Nga tiếp tục các cuộc đối thoại về một kế hoạch hòa bình. Trong đó, phía Nga thể hiện thiện chí tiến tới thỏa thuận cuối cùng để giải quyết bất đồng về giá khí đốt với Ukraine, trước thời hạn chót vào ngày mai. Tuy nhiên, những bất ổn tại miền Đông Ukraine đang gây không ít khó khăn trở ngại cho các cuộc đàm phán.
Một nguồn tin Chính phủ Ukraine nói: “Cuộc đàm phán đã kết thúc mà không có kết quả. Không rõ liệu khi nào các cuộc đàm phán mới sẽ diễn ra."
Tham gia đàm phán có Ủy viên Năng lượng EU Guenther Oettinger, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk và người đứng đầu Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga.
Cho tới nay, các vòng đàm phán xung quanh bất đồng về giá khí đốt đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt Nga sang Ukraine vẫn chưa đạt tiến triển. Nga đưa ra giá bán cho Kiev là 385 USD/1.000 m3. Tuy nhiên, Ukraine (hiện nợ Nga đến 3,5 tỷ USD) đã không đồng ý với mức giá này. Nga đã đặt hạn chót sẽ chuyển sang hình thức trả trước nếu đến ngày 16/6, Ukraine không thanh toán ít nhất là một phần nợ khí đốt của năm 2013.
Việc cắt nguồn cung khí đốt của Nga tới Ukraine có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp tới EU, đang nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ Nga thông qua Ukraine. Chính vì vậy, EU khẳng định quyết tâm theo đuổi những nỗ lực để phá vỡ thế bế tắc giữa Nga và Ukraine hiện nay.
Tuy nhiên, với thời hạn chót đang đến gần, Ukraine cũng bắt đầu chuẩn bị các kế hoạch nếu không đạt được thỏa thuận với Nga. Thủ tướng Ukraine đề nghị chính quyền địa phương và công ty khí đốt Naftogaz chuẩn bị cho việc Nga dừng cung cấp khí đốt hoàn toàn tới nước này vào ngày mai.
Tuy nhiên, mặt khác, Ukraine vẫn khẳng định quyết tâm tiến tới một thỏa thuận với Nga. Giám đốc điều hành Naftogaz Andiy Kobolev nhấn mạnh: “Ukraine sẽ sẵn sàng trả một giá thỏa hiệp cho những hóa đơn chưa được thanh toán trong quá khứ cũng như đưa ra lịch trình chặt chẽ cho các khoản trả tiếp theo với Nga. Điều đó có nghĩa là Ukraine sẵn sàng làm hài lòng yêu cầu của công ty Gazprom về việc trả khoản nợ 1,95 tỷ USD”.
Tại miền Đông Ukraine, sau khi những người biểu tình đòi liên bang hóa bắn hạ một máy bay vận tải của quân đội Ukraine làm 49 quân nhân thiệt mạng. Vụ tấn công gây thiệt hại lớn cho quân đội Chính phủ Ukraine cũng gây thêm căng thẳng giữa Nga với Mỹ và EU. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua cảnh báo, Mỹ cùng với các đối tác G7 sẽ khiến Nga phải trả giá nếu nước này không ngăn chặn dòng vũ khí tuồn qua biên giới. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại miền Đông Ukraine, đề nghị Nga cần phải kiểm soát khu vực biên giới một cách hiệu quả và ngăn chặn các nhóm vũ trang vào Ukraine.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã bác bỏ cáo buộc Moscow can thiệp vào Ukraine cũng như thông tin về việc Nga cử các đơn vị quân sự và vũ khí tới nước láng giềng này.
Chi MK (Tổng hợp)