Tin mới

Tại sao đàm phán khí đốt Nga-Ukraine có thể rơi vào bế tắc?

Thứ sáu, 13/06/2014, 10:03 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Vào ngày hôm qua (12/6), Tổng thống Putin cho biết, cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Ukraine có thể đi vào bế tắc.

(Tinmoi.vn) Vào ngày hôm qua (12/6), Tổng thống Putin cho biết, cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Ukraine có thể đi vào bế tắc.

Tại sao đàm phán khí đốt Nga-Ukraine có thể rơi vào bế tắc?

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Khi được hỏi về tiến triển của cuộc đàm phán khí đốt giữa tập đoàn Gazprom với phía Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow đã tạo điều kiện thuận lợi về giá khí đốt cho Ukraine như giảm giá 100 USD cho 1000 mét khối khí, có nghĩa là chỉ còn 385 USD cho 1 mét khối khí đốt.

Giá cả như vậy là ngang bằng với thời kỳ Nga cung cấp khí đốt cho chính quyền cũ của Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi đầu năm nay.

Tuy nhiên, theo Tổng thống Nga Putin, mặc dù Nga rất có thiện chí nhưng có vẻ như Kiev không hài lòng và tiếp tục yêu cầu tiếp tục giảm tiếp giá. Điều này rất có thể dẫn đến tình trạng bế tắc trong đàm phán.

Ông Putin còn nghi ngờ chính quyền mới của Ukraine đang cố tình đẩy cuộc đàm phán hợp đồng vào ngõ cụt. Bởi vì Kiev đòi giảm giá quá lớn và không đưa ra được bất kỳ lý do gì.

Moscow nhấn mạnh rằng, Nga đang đàm phán cởi mở và minh bạch đối với Ukraine về hợp đồng khí đốt. Trước hết đó là Nga muốn hỗ trợ phát triển nền kinh tế của Ukraine hiện đang xuống dốc không phanh.

Tổng thống Putin cảnh báo Kiev rằng, nếu lần đàm phán này thất bại  thì các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ không bao giờ Nga thiện chí như vậy nữa.

Biện minh cho việc Kiev từ chối đề xuất của phía Nga, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan nói rằng, Kiev không thích cơ chế của việc giảm giá dựa trên việc loại bỏ thuế xuất khẩu đối cung cấp khí đốt. Theo ông, cơ chế này là không đáng tin cậy. Ngoài ra, Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk nói rằng "cái gọi là giảm giá" Nga đề xuất, đó là một cái bẫy: Các quyết định giảm giá như vậy được thực hiện bởi chính phủ Nga và trong bất kỳ thời điểm nào việc giảm giá có thể bị hủy bỏ.

Các chuyên gia Nga cho rằng, sự bất hợp tác của chính quyền mới Ukraine có thể là do áp lực từ phương Tây. Hiện tại chính quyền mới ở Kiev đang có xu hướng thân Mỹ và châu Âu. Mặc dù vậy, Nga không quá lo lắng nếu không đạt được thỏa thuận khí đốt với Ukraine. Bởi vì Moscow và Bắc Kinh đã ký một hợp đồng khí đốt lên tới 400 tỷ USD trong vòng 30 năm.

Yên Hưng (Theo Top War)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news