Tin mới

Hợp đồng khí đốt lịch sử làm rối loạn các biện pháp trừng phạt Nga

Thứ sáu, 23/05/2014, 16:45 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Việc ký kết được hợp đồng này, đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà nói là một chiến thắng quan trọng trong mối quan hệ bế tắc với chính quyền Obama và các đồng minh Châu Âu về cuộc khủng hoảng Ukraine. Phút thứ 89, Nga-Trung ký "thỏa thuận khí đốt lịch sử" 400 tỷ USD Nga sắp kí thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc  

(Tinmoi.vn) Việc ký kết được hợp đồng này, đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà nói là một chiến thắng quan trọng trong mối quan hệ bế tắc với chính quyền Obama và các đồng minh Châu Âu về cuộc khủng hoảng Ukraine.

 Theo tin tức từ foreignpolicy, Trung Quốc và Nga vừa đạt được hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. Đây được xem là một chiến thắng lớn dành cho các công ty năng lượng Nga khi đang phải tuyệt vọng tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Nhưng việc ký kết được hợp đồng này, đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà nói cũng là một chiến thắng quan trọng trong mối quan hệ bế tắc với chính quyền Obama và các đồng minh Châu Âu về cuộc khủng hoảng Ukraine. Hiểu một cách đơn giản, thỏa thuận này giúp ông Putin đối phó lại với các lệnh trừng phạt đến từ phương Tây sau khi chính quyền Nga can thiệp vào khủng hoảng Ukraine và đồng ý cho sáp nhập bán đảo Crimea.

Hợp đồng mới này cũng củng cố thêm khối liên minh kinh tế Moscow-Bắc Kinh để chống lại ảnh hưởng và các áp lực tài chính đến từ phương Tây. Bản hợp đồng đã trải qua nhiều năm đàm phán căng thẳng, được ký kết bên lề hội nghị kinh tế và an ninh châu Á với sự góp mặt của 40 quốc gia (có cả Iran và Kazakhstan) tại Thượng Hải. Mặc dù phải mất nhiều năm, Nga và Trung Quốc mới đạt được thỏa thuận khí đốt này, nhưng nhiều người nghi ngờ đây là vũ khí chống lại sự trừng phạt của phương Tây nhằm chống lại ông Putin.  

Cựu quan chức Bộ Tài chính đưa ra các biện pháp trừng phạt, Elizabeth Rosenberg hiện giờ đang là chuyên gia cao cấp tại Trung Tâm an ninh mới của Mỹ cho biết thỏa thuận khí đốt này “là nỗ lực tạo cơ hội thương mại ngoài châu Âu, nơi họ không bị tấn công và sẽ mất hết bạn bè” của Nga.

Các biện pháp trừng phạt - vũ khí mà các nhà lãnh đạo phương Tây chọn dùng trong cuộc chiến Ukraine – có lẽ ít hiệu quả khi giờ đây, Nga đã chứng minh được họ có thể tìm ra những đối tác nước ngoài để xuất khẩu khí đốt. Các nhà lãnh đạo Mỹ và Châu Âu đã đe dọa trừng phạt toàn bộ nền kinh tế Nga, trong đó có lĩnh vực tài chính và năng lượng nếu Moscow can dự vào cuộc bầu cử tổng thống Ukraine cuối tuần này. Nhưng thỏa thuận với Trung Quốc sẽ khiến những đe dọa này giảm hiệu lực trong những năm tới bởi Nga sẽ dựa vào hợp đồng khí đốt với Bắc Kinh để quay trở lại nếu phương Tây vẫn quyết định không buông tha cho ngành năng lượng quan trọng của nước này.

"Tôi không nghĩ rằng điều này sẽ ngăn cản khả năng Mỹ và các đối tác áp đặt lệnh trừng phạt ngắn hạn nhưng tôi nghĩ nó có thể ảnh hưởng tới các biện pháp trừng phạt cuối cùng, chính xác là trong thời gian trung hạn”, Zachary Goldman, cựu quan chức đưa ra các biện phát trừng phạt thuộc Bộ tài chính, hiện đang đứng đầu Trung tâm Luật và An ninh tại ĐH New York.  

Mặc dù châu Âu vẫn chiếm khoảng 75% thị trường xuất khẩu khí đốt của Nga thì các nước đang phát triển vẫn có thể tạo ra một tỷ lệ lớn hơn trong thời gian tới. Hợ đồng vừa ký với Trung Quốc sẽ không lấy đi thị phần từ châu Âu ngay lập tức bởi khí đốt đang được phân phối cho từng lĩnh vực khác nhau. Nhưng bằng cách tăng số lượng người mua, Nga sẽ ít bị phụ thuộc và thị trường châu Âu hơn.

Hợp đồng khí đốt lịch sử làm rối loạn các biện pháp trừng phạt Nga

Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình

Trung Quốc cũng là một đồng minh kinh tế lý tưởng của ông Putin bởi vì Bắc Kinh - không giống như Châu Âu - dường như không bao giờ đồng ý xử phạt Moscow về cuộc khủng hoảng Ukraine hay cố giảm nhập khẩu dầu từ Nga sau tình trạng bất ổn thời gian qua. Trong lịch sử, các lãnh đạo Trung Quốc thường không thích can dự vào các cuộc xung đột chính trị của các quốc gia khác.

"Chính phủ ở Bắc Kinh không quan tâm đến những gì sắp xảy ra và cũng không muốn hỗ trợ vấn đề bất ổn chính trị về tình hình Nga-Ukraine”, Nicholas Consonery, một nhà phân tích châu Á chuyên tư vấn rủi ro chính trị của Eurasia Group nói.

Cho đến nay, Washington đã đóng băng tài sản của 45 người, trong đó có một số đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga cùng 19 ngân hàng và các công ty để gây sức ép buộc Tổng thống Putin không công nhận việc sáp nhập Crimea và từ bỏ việc đe dọa miền đông Ukraine.

Tuy nhiên, những động thái gần đây của tổng thống Putin cho thấy ông không có ý định từ bỏ Crimea. Ông còn đi xa hơn những gì châu Âu sẽ làm, điều đó thể hiện rõ sự thiếu thống nhất trong việc trừng phạt Nga và nếu trừng phạt thì nên làm ở mức độ nào. Ngoài phương Tây, một số quốc gia khác cũng bắt đầu sử dụng các công cụ tài chính và điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Các thị trưởng lớn mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (gọi chung là các nước BRIC) rõ ràng là không hài lòng với ý tưởng trường phạt này. Bộ trưởng ngoại giao của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đã cùng với Nga chỉ trích lệnh trừng phạt hồi tháng 3 ngay sau khi Mỹ ra lệnh cấm thị thực và đóng băng tài sản của các quan chức Nga.

Một số quốc gia phát triện đang có ý định hợp tác khí đốt với Nga trong những năm tới và họ không hài lòng với các biện pháp trừng phạt vừa phải ở thời điểm hiện tại. Thậm chí họ còn không muốn thấy bất kỳ biện pháp trừng phạt nào khi hợp tác năng lượng và kinh tế với Nga trong tương lai. Các chuyên gia năng lượng, những người đã theo đuổi bản hợp đồng này trong nhiều năm cũng cảnh báo những tác động của bản hợp đồng này sẽ rõ ràng hơn khi nhiều chi tiết được tiết lộ hơn.

Bảo Linh (Theo foreignpolicy)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news