Rất nhiều rào cản cho thương vụ bán tàu lớp Mistral của Pháp cho Trung Quốc, trang Diplomat dẫn ý kiến phân tích của tác giả Ankit Panda.
Tàu đốc đổ bộ trực thăng lớp Mistral Vladivostok |
Hôm qua (20/5) có nhiều tin tức chưa được xác thực về việc Trung Quốc có thể mua các tàu tấn công lưỡng cư tiên tiến lớp Mistral của Pháp, ban đầu đóng cho Nga nhưng sau đó đã rút lại sau việc Nga sáp nhập Crimea và bị cáo buộc hỗ trợ phiến quân thân Nga ở miền đông.
Tác giả bài báo trên Diplomat đã vạch ra những lý do cho việc Trung Quốc gần như không thể mua hay triển khai một trong những chiếc tàu này trong lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là bởi lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc. Lệnh được đặt ra bởi các Bộ trưởng của Ủy ban châu Âu sau vụ biểu tình ở Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.
Nhiều năm trôi qua, mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã biến đổi, kéo theo vị thế của các nước thành viên trong lợi ích của lệnh cấm vận cũng thay đổi. Vào giữa thập kỷ 2000, Pháp thực sự trở thành nước đầu tiên đề nghị chấm dứt lệnh cấm vận này.
Động thái đến trong bối cảnh Trung Quốc nhẹ nhàng trở thành nền kinh tế lớn trên trường quốc tế. Nước này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cũng chịu những quy định quốc tế. Nỗi sợ hãi Trung Quốc sẽ cư xử như một cường quốc trên thế giới dù ít bằng chứng nhưng có tồn tại.
Pháp vào thời điểm đó muốn Trung Quốc trở thành một thị trường chính cho những sản phẩm quốc phòng, tương tự như Ấn Độ. Cùng với Pháp, có Anh, Italy đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm, dù Pháp là bên khẳng định muốn ngăn chặn Chính sách tự cung tự cấp của Trung Quốc.
Anh và Pháp có thể đã giao dịch thương mại quốc phòng với Trung Quốc. Họ đã đã bán radar dưới nước và các trực thăng cùng các thiết bị khác. Bởi, hai quốc gia này hiểu được lệnh cấm vận chỉ áp dụng với những nền tảng quân sự lớn và các vũ khí sát thương – trong khi đó, tàu Mistral thuộc cả hai lĩnh vực trên.
Những cuộc tranh cãi trong nội bộ EU tiếp tục diễn ra. Chỉ 13 tháng trước, các báo cáo cho thấy, mặc lệnh cấm vận, “hàng tỷ” USD công nghệ châu Âu đã vào Trung Quốc dưới dạng giấy phép sử dụng kép, công nghệ không sát thương, một số công nghệ sát thương (“súng nòng trơn"). Một chuyên gia lưu ý rằng: “Nếu không có công nghệ châu Âu, hải quân Trung Quốc chỉ giẫm chân tại chỗ”. Mặc một số chuyển biến thương mại, một số khía cạnh chính trị và chiến lược của lệnh cấm vận vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung quốc với EU đã khác biệt khá nhanh so với 10 năm trước. EU lo ngại về việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc và như Mỹ và các nước Đông Nam Á quan ngại về những hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và những tranh chấp với Nhật Bản về Quần đảo Sensaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Đặc biệt như việc chế tạo tàu chiến trong kế hoạch "tự cung tự cấp" của Trung quốc, trong báo cáo năm 2015 về quân đội Trung Quốc của Mỹ.
Trong khi đó, EU đang tăng hiện diện như một thành viên của nhiều diễn đàn an ninh quan trọng của Đông Á. Dù họ không đóng vai trò quan trọng quyết định trật tự châu Á trong tương lai, họ muốn hiện diện và đảm bảo giá trị và những mối quan tâm của họ trong khu vực này.
Vì vậy, trong bối cảnh chiến lược ngày nay, có ít khả năng lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc chính thức chấm dứt, dù những tranh cãi mạnh mẽ nổi lên trong Liên minh trong những năm 2000. Ngay cả khi lệnh này được dỡ bỏ vào khi đó, Pháp cũng có thể không bán tàu Mistral cho nước này. Sau cùng, Pháp cũng lo ngại tương tự như khi bán tàu cho Nga, dù không đến mức khẩn cấp như vậy.
Hai tháng trước, Tổng thống Pháp Francois Hollande gặp người đồng cấp Philippines, ông nhấn mạnh Pháp không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay ép buộc ở Biển Đông. Hai lãnh đạo đã lưu ý họ “phản đối bất kỳ tuyên bố hay đạt được điều gì bằng ép buộc hay vũ lực bởi bất kỳ hay mọi lãnh thổ của một quốc gia nào mà vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hiệp quốc.” Nếu giao cho Trung Quốc nền tảng chiến đấu lưỡng cư cao cấp, Pháp tự mâu thuẫn với chính mình về vấn đề này.
Với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận của EU, tác gỉa cho rằng, chỉ đến khi Trung Quốc thay đổi cho phù hợp hay chấp nhận các điều kiện mà châu Âu đề ra – nếu không điều này không xảy ra trên thực tế.
Tóm lại, theo tác giả, trong bối cảnh quan hệ chiến lược mở rộng giữa EU và Trung Quốc, lệnh cấm vận và chính sách ngoại giao mở rộng của Pháp, khả năng Trung Quốc mua được hai tàu chiến Mistral của Pháp hầu như không xảy ra.
Theo Chi MK/Diplomat