Người đàn ông có tên Lei Jun - chủ của một nhà máy chế tạo đồ gỗ tại huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) hồi tháng 12/2012 đã được một ngư dân nhờ gỡ khúc gỗ mắc vào lưới đánh cá. Mặc dù khó khăn trong việc di chuyển vì khúc gỗ rất to và nặng nhưng ông Lei vẫn vui vẻ giúp và không hề hoài nghi về giá trị của nó.
Ông Lei nhớ lại đó là một khúc gỗ rất bình thường, dài 19m, đường kính lớn hơn thắt lưng một chút nhưng nó rất nặng lên tới 5 tấn. Để mang được nó về, đoàn của ông Lei đã phải tốn rất nhiều công sức, thậm chí phải thuê người vận chuyển với giá 90.000 NDT (gần 300 triệu theo tỷ giá hiện tại).
>> Xem thêm: 3 điểm của phụ nữ càng 'mềm', đàn ông càng mê đắm không rời
Nhưng khi mang về, chẳng ai ngó ngàng tới khúc gỗ nên nó vẫn nằm một chỗ suốt 5 năm. Đến năm 2017, ông Lei và nhà máy của ông tham gia một sự kiện thẩm định kho báu ở Vũ Hán, sau khi được giới thiệu về một số đặc điểm của gỗ quý, ông Lei nhớ tới khúc gỗ xấu xí của mình.
Ngay sau đó, các chuyên gia được cử đến để thẩm định khúc gỗ và khẳng định rằng đây quả thực là một bảo vật quý hiếm và có giá trị lịch sử lớn, có tuổi đời ước tính lên đến 600 năm.
>> Xem thêm: Phụ nữ lười biếng 3 việc này tương lai sướng cả đời
Nhìn về ngoài, trông nó không khác một khúc gỗ mục nát là mấy nhưng sau khi đánh bóng, người ta mới nhìn thấy một màu vàng bóng bao phủ. Các nhà khảo cổ học cho rằng nguồn gốc của khúc gỗ này ở Ya’an thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), nơi đã từng tìm được những cây Phoebe zhennan (người ta còn gọi nó với cái tên Golden Thread) với tuổi đời 400 năm.
Có thể nó đã bị đánh rơi trong quá trình vận chuyển từ Tứ Xuyên sang Bắc Kinh để phục vụ cho việc xây dựng cung điện thời nhà Minh.
>> Xem thêm: Người đàn ông đi như khỉ suốt 30 năm để không bao giờ bị bệnh
Một chuyên gia làm việc tại Viện Văn hóa Trung Quốc cho biết loại gỗ Phoebe zhennan là một loại gỗ quý và cực kỳ hiếm, thường được các gia đình hoàng gia, quý tộc sử dụng để xây dựng nhà cửa, cung điện.
Mặc dù khúc gỗ được trả giá tới 20 triệu NDT (khoảng gần 66 tỷ đồng) nhưng ông Lei đã từ chối bán khúc gỗ này, thay vào đó, ông tặng nó cho một bảo tàng, trang Chutian Golden News thông tin.
>> Xem thêm: Xôn xao ngôi làng nói không với trộm cắp, cửa không đóng then chẳng cài
Ông Lei quan điểm rằng ông đọc tin tức và biết có rất nhiều bảo vật của Trung Quốc bị bán ra bên ngoài, nên ông nghĩ những gì thuộc về lịch sử và văn hóa dân tộc thì nên được trưng bày và lưu trữ trong bảo tàng.