Vào mùa hè, sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và tuyết tan tại Nam Cực tạo ra môi trường hoàn hảo cho tuyết máu xuất hiện. Hiện tượng này đôi khi còn được gọi là "tuyết dưa hấu" vì nó có mùi hơi ngọt, làm liên tưởng đến dưa hấu.
Màu đỏ này không phải là tuyết mà là một loại tảo sắc tố có tên Chlamydomonas Chlamydomonas nivalis. Tảo này "ngủ" suốt mùa đông trên các cánh đồng tuyết và núi trên toàn thế giới. Chúng phát triển mạnh trong nước đóng băng và trải qua mùa đông nằm im trong băng tuyết. Khi mùa hè đến và tuyết tan, tảo nở hoa, phát tán các bào tử màu đỏ giống như hoa.
Màu đỏ của hiện tượng này là do các carotenoid (loại sắc tố làm cho bí ngô, cà rốt có màu da cam) trong lục lạp của tảo gây ra. Ngoài màu đỏ thẫm. Các sắc tố hấp thụ nhiệt và hoạt động như một loại "kem chống nắng tự nhiên", bảo vệ tảo khỏi tia UV. Mặc dù điều này tốt cho tảo nhưng lại không tốt cho tuyết và băng xung quanh. Càng hấp thụ nhiều nhiệt, tuyết xung quanh sẽ càng tan nhanh.
Trong một bài đăng trên Facebook, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Ukraine viết: "Hoa tuyết góp phần vào biến đổi khí hậu. Do có màu đỏ thẫm, tuyết phản chiếu ít ánh sáng mặt trời hơn và tan nhanh hơn. Kết quả là nó tạo ra ngày càng nhiều tảo sáng".
Tảo hấp thụ càng nhiều nhiệt thì lớp băng xung quanh càng tan nhanh. Càng nhiều băng tan, tảo càng lây lan. Điều đó dẫn đến hiện tượng nóng lên nhiều hơn, tan chảy nhiều hơn rồi tảo lại nở nhiều hơn.
Một vòng tuần hoàn tương tự cũng đang khiến tảo nở hoa cực mạnh ở các đại dương trên khắp thế giới, dẫn đến những cảnh tượng siêu thực như sự xâm nhập của bọt biển ở Tây Ban Nha và những "giọt nước mắt" màu xanh phát quang sinh học bám vào các bờ biển của Trung Quốc. Trong khi "tuyết dưa hấu" đã tồn tại hàng triệu năm, tảo nở hoa phát triển mạnh trong thời tiết ấm áp có nghĩa là chúng ta sẽ thấy sự kiện này nhiều hơn khi khí hậu thay đổi.
>> Xem thêm: Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật