Tin mới

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật

Thứ ba, 28/06/2022, 10:12 (GMT+7)

Hơn 1.000 năm trôi qua, chùm nho này gần như bất biến trước sự bào mòn của thời gian.

Vào tháng 5/1969, một công ty điện lực ở huyện Định Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã mời một đội kỹ sư đến xây dựng căng tin gần chùa Tịnh Trí. Không mất nhiều thời gian, nhóm người đào được một nền móng đặc biệt.

Sau khi các nhà khảo cổ tới hiện trường, họ xác định nền móng này được xây dựng vào năm Thái Bình Hưng Quốc thứ hai (năm 977). Họ đã khai quật được hơn 27.000 đồng tiền đồng và hơn 700 bảo vật từ các triều đại trong quá khứ bên trong địa cung này.

Trong số nhiều cổ vật có một chùm nho vô cùng đặc biệt. Nó có từ thời Bắc Tống và được làm từ thủy tinh, một loại vật liệu rất đắt tiền thời điểm đó. 

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 1
Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 2

Toàn bộ chùm nho dài 16cm. Tổng cộng có 46 quả nho, có quả màu tím đen hoặc tím đỏ, được kết nối bằng dây kim loại, trông sống động như thật. Mỗi quả nho lại có kích thước khác nhau, quả hình tròn, quả hình bầu dục với lớp vỏ bên ngoài cực kỳ mỏng. Kết cấu của ngọc lưu ly không được tinh khiết lắm, có nhiều đốm sáng trên bề mặt sẫm màu. Tuy nhiên, khuyết điểm này càng khiến chùm nho lưu ly trông giống nho thật hơn.

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 3
Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 4

Sau khi mời các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất thủy tinh đến, họ phân tích và xác định vật liệu tạo ra chùm nho là thủy tinh chì (Pha lê). Ưu điểm của loại thủy tinh này là màu sắc sặc sỡ, tuy nhiên, vì dễ vỡ và không thể chịu được nhiệt độ cao nên chỉ có thể dùng làm đồ trang trí.

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 5

Kiểm tra kỹ hơn, người ta phát hiện chùm nho còn rỗng ruột. Điều này sớm tiết lộ quy trình sản xuất ra chùm nho này. Người xưa đã áp dụng phương pháp thổi để tạo ra chùm nho đặc biệt. Công nghệ thổi thủy tinh ra đời ở La Mã vào thế kỷ thứ 2 Trước Công nguyên và được du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường Tơ lụa trong các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc Tống.

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 6

Tuy nhiên, các chuyên gia thủy tinh không biết được mục đích của chùm nho này. Các nhà khảo cổ tiếp tục tìm gặp các chuyên gia Phật giáo và tìm ra câu trả lời. Thì ra, vào thời Tống, Phật giáo luôn dùng hoa quả cúng Phật. Vì vậy, việc cúng bái của người bình thường sẽ dùng hoa quả thông thường. Lễ vật cao cấp sẽ dùng hoa quả cao cấp. Và quả lưu ly không chỉ là bảo vật độc nhất vô nhị trên thế giới mà còn có đặc điểm ngàn năm không hỏng, luôn giữ được trạng thái đẹp nhất. Câu trả lời này cũng giải thích cho bí ẩn tại sao những trái nho thủy tinh quý giá như vậy lại xuất hiện trong địa cung của bảo tháp.

Bí ẩn về chùm nho lưu ly 'nghìn năm không hỏng' dưới địa cung đất Phật - Ảnh 7

Ngôi chùa Tịnh Trí, nơi khai quật ra chùm nho này ban đầu được xây dựng vào thời Bắc Ngụy và đã được xây lại nhiều lần vào các triều đại Tùy, Đường, Bắc Tống. Chùm nho được khai quật dưới bảo tháp của chùa đã thể hiện đầy đủ trình độ sản xuất thủy tình của Trung Quốc thời Bắc Tống.

(Theo 163)

>> Xem thêm: Bí ẩn người khổng lồ tóc đỏ 'ăn thịt' đồng loại từng là cơn ác mộng một thời trên đất Mỹ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news