Những hoàng đế cổ đại mặc dù đều tự xưng là “vạn tuế”, nhưng họ cũng đều biết rằng điều này không phải thực tế. Do đó, họ đã xây dựng những hoàng lăng lớn, xa xỉ như cung điện, và thường mất hàng chục năm với hàng chục nghìn lao động để hoàn thành. Những thợ thủ công xây dựng lăng mộ, họ sẽ bị thủ tiêu để giữ bí mật hay sống sót? Đặc biệt là người thợ cuối cùng, làm thế nào anh ấy có thể rời khỏi lăng mộ?
Bồi táng theo hoàng đế
Thời cổ đại, đa số các hoàng đế mê tín dị đoan, tự coi mình là “thiên tử” và việc an táng cũng được tiến hành theo tiêu chuẩn rất cao. Sau khi hoàng đế qua đời, thường phải tiến hành nghi lễ 'đại tang' kéo dài nhiều ngày, các quan viên ở mọi cấp đều phải tới tưởng nhớ và chiêm bá. Việc di quan cũng có nhiều lễ nghi, phải chọn những người đàn ông khỏe mạnh để khiêng quan tài, không được rung động chút nào.
Người ta nói rằng họ phải cõng một khúc gỗ và đặt một chai nước lên trên để tập trước. Nước không được đổ ra một giọt nào mới được coi là đã qua bài kiểm tra, và chỉ khi đó họ mới có đủ tư cách để khiêng quan tài cho hoàng đế trong ngày di quan.
Những hoàng đế cổ đại có địa vị vô cùng tôn quý, do đó những nơi họ chọn làm nghĩa trang thường là những vùng đất tươi đẹp, nằm giữa núi rừng và bên dòng sông. Hầu hết các hoàng đế khi còn sống đã chỉ định hàng chục nghìn người lao động không ngừng đào núi và mở đất, xây dựng hoàng lăng. Quy mô của các hoàng lăng rất lớn, thường mất vài chục năm và huy động hàng chục nghìn người làm việc mỗi ngày. Nếu đặt vào thời đại hiện đại, đó thực sự là điều khó tưởng tượng.
Đồng thời, khi hoàng đế được an táng, có rất nhiều vàng, bạc, ngọc trai và các vật phẩm táng truy đi kèm. Những báu vật trong mộ được ví như một bảo tàng dưới lòng đất, do đó có rất nhiều kẻ trộm mộ bất chấp hiểm nguy đi ăn trộm.
Để đảm bảo cho hoàng đế có giấc ngủ nghìn thu, phần lớn những thợ thủ công xây dựng lăng mộ đã bị nhốt trong lăng và chết đói, chỉ có vậy họ mới không tiết lộ bí mật.
Chẳng hạn như lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, mất 39 năm để xây dựng, triệu hồi gần một triệu công nhân tham gia. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể chiêm ngưỡng toàn bộ lăng Tần Thủy Hoàng mà chỉ thấy một phần, chẳng hạn như bội binh ngựa đất nung. Sau khi lăng Tần Thủy Hoàng được hoàn thiện, ông cũng đã được an táng thành công. Lúc này, vị hoàng đế kế tiếp, Hồ Hợi (Tần Nhị Thế), đã ra lệnh giết tất cả những thợ thủ công và kiến trúc sư tham gia thiết kế nội thất của mộ, để họ mãi mãi ở bên cạnh Tần Thủy Hoàng.
Sau này, việc thủ tiêu hàng vạn thợ thủ công trên quy mô lớn dù đã giữ bí mật, nhưng vẫn bị coi là điều đáng xấu hổ, vì nó quá tàn nhẫn. Việc này cũng đã bị thế hệ sau bàn tán xôn xao và chỉ trích. Vì vậy, những thợ thủ công tài giỏi đã phát minh ra nhiều cách để làm cho cửa đá tự động đóng lại và họ có thể rời đi mà không gặp rủi ro.
Đá tự đến
Để các thợ thủ công sống sót và rời khỏi lăng mộ hoàng đế, đồng thời đảm bảo cửa chính của lăng được đóng chặt, những thợ thủ công tài ba đã phát minh ra đá tự đến. Nó áp dụng nguyên lý của cần cẩu mà các thế hệ sau này sử dụng, giống như một cánh cửa tự động, cho phép các thợ thủ công đi ra, sau đó tự động đóng cửa bằng đá. Cửa đó rất chắc chắn, những lực bên ngoài thông thường không thể mở nó, chỉ có thể dùng thuốc nổ để phá hủy.
Nguyên lý của đá tự đến là khi cửa chưa được đóng, người ta sẽ chèn vào khoảng trống một vật cứng, đóng vai trò như chìa khóa. Khi mọi người chưa rời khỏi lăng, đá tự đến được đẩy ra. Lúc đó, một đầu của đá tự đến được đặt trong một ổ trên mặt đất, trong khi đầu kia được cố định bằng một vật nổi và một tấm gỗ. Khi tất cả các thợ thủ công đã rời khỏi lăng mộ, họ rút tấm gỗ ra và đá tự đến sẽ tự động nghiêng về phía cửa chính. Đá tự đến đã được đo lường chính xác, sau khi nghiêng nó sẽ chặn chính xác vào khe ở giữa, từ đó cửa đá sẽ được đóng chặt.
Đá chắn cửa
Trong thời kỳ nhà Tống và nhà Nguyên, việc đóng cửa đá của hoàng lăng đã có những đột phá mới, được gọi là "đá chắn cửa". Thực tế, các phương pháp đều có nhiều điểm tương tự nhưng vẫn có những điểm khác biệt nhỏ. Thiết kế của đá chắn cửa thực ra là trước khi đóng cửa đá, người ta sẽ đào một rãnh lõm phía sau cửa đá. Ở đỉnh rãnh lõm này, họ sẽ đặt một quả cầu đá rất lớn, và chính quả cầu đá này sẽ giữ cho cửa đá được kín đáo và chắc chắn.
Khi mọi người đều rời khỏi lăng mộ, cửa đá sẽ được đóng lại. Do đó, quả cầu đá sẽ bị tác động từ lực nào đó, và vì rãnh lõm có độ nghiêng, dưới tác động của trọng lực, quả cầu đá sẽ lăn xuống và cuối cùng sẽ dừng lại ở phía sau cửa đá.
Đào mật đạo
Mặc dù đã có những phương pháp đóng cửa lăng mộ như ở trên nhưng những nhà cầm quyền thường có tính đa nghi. Họ sẽ tìm cách thủ tiêu những thợ thủ công một cách bí mật, dù họ ở trong hay ngoài lăng.
Do đó, những thợ thủ công muốn sống sót có thể hợp lực đào một hành lang bí mật và sau khi hoàng lăng được đóng lại, họ có thể trốn thoát qua hành lang bí mật này. Họ còn có thể ăn trộm không ít báu vật vàng bạc từ trong lăng, đủ để tiêu xài đến hết đời. Nhưng lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, tỷ lệ thành công của kế hoạch như vậy rất thấp, và hầu hết đều thất bại.