Bánh mì bị nướng quá cháy
Nhiều người có thói quen ra quán gọi bánh mì nướng cháy để ăn có độ giòn tan, tuy nhiên nó thực sự rất nguy hại. Bởi lẽ, khi nướng bánh quá lâu sẽ sản sinh ra chất acrylamide, đây xem là chất dùng để nhuộm vải, giấy... bị liệt vào danh sách gây bệnh, ảnh hưởng đến tuyến giáp, tinh hoàn.
Vỏ bánh mì có màu lạ
Rất có thể chiếc bánh mì của bạn ăn đã bị mốc và chủ cửa hàng đang tái sử dụng. Ăn bánh mì kiểu này khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, hại gan và thận. Hãy dành thời gian để quan sát kỹ, nếu lỡ mua phải thì cũng đừng tiếc của mà bỏ đi nhé!
Thịt có mùi, bở
Đây là biểu hiện của thịt bị hỏng và để qua ngày. Khi ăn vào rất dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Những miếng thịt ngon luôn có màu đỏ, mùi thơm tự nhiên và có độ dai nhất định.
Tương ớt có màu đỏ đậm, cay xé lưỡi
Để giảm chi phí, nhiều cửa hàng thường sử dụng những loại tương ớt rẻ tiền, trôi nổi. Biểu hiện của những loại tương ớt kiểu này chính là màu sắc đỏ quá đà, rất cay, nồng. Trong loại tương ớt này có chứa chất tạo sệt viết tắt là CMC - đây là chất để tẩy rửa sàn nhà. Hay acrylamide - chất gây UT.
Giấy lau
Đây là chi tiết ít người để ý, nhưng một số cửa hàng hiện nay thường sử dụng các loại giấy lau miệng giá rẻ. Biểu hiện của loại giấy này chính là để lại nhiều bụi trên da. Nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da, gây tổn thương phế nang, mắc bệnh về phổi. Tốt nhất bạn nên tự trang bị cho mình giấy lau miệng.
Chủ cửa hàng không đeo bao tay
Làm bánh mì không đeo bao tay vô tình để lây lan vi khuẩn. Hãy ngừng mua bánh ở những cửa hàng như vậy dù ngon cỡ nào.
Không có tấm chắn
Những chiếc xe đẩy không có tấm chắn khiến bụi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Chắc chắn bạn sẽ không muốn ăn những topping có ruồi bâu kiến đậu đúng không nào.
Ảnh: TH