Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không tới tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Moscow là một chiến lược ông học được từ người cha quá cố Kim Jong-il của mình.
Kim Jong-un hủy thăm nga nhằm thu hút sự chú ý của thế giới |
Đây là nhận định của Niu Baiyu, một học giả chính trị Trung-Mỹ.
Vào ngày 30/4, các nhà chức trách Nga xác nhận ông Kim Jong-un đã quyết định không tới tham dự lễ kỷ niệm đánh dấu 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào ngày 9/5 với lý do “các vấn đề nội bộ” khiến ông không hể tới theo kế hoạch.
“Ông ấy sẽ không có mặt (tại Moscow)”, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin nói với các nhà báo. “Chúng tôi được thông báo quyết định này thông qua các kênh ngoại giao. Quyết định này liên quan đến các vấn đề nội bộ của Triều Tiên”.
Sự từ chối được đưa ra sau khi các đại diện Triều Tiên xác nhận ông Kim Jong-un sẽ tham dự sự kiện trong chưa đầy 1 tuần. “Chúng tôi đã sẵn sàng, kể cả những cuộc đàm phán song phương với nhà lãnh đạo Triều Tiên”, trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov phát biểu về chuyến thăm theo dự kiến của ông Kim.
Bài bình luận viết về việc lật ngược quyết định đã đưa Triều Tiên trở thành điểm nóng trong chính trường quốc tế, điều mà có lẽ ông Kim Jong-un đã lên kế hoạch từ lâu. Bài báo còn nói thêm rằng tất cả những gì ông Kim Jong-un đang làm là để “kích thích sự đói khát” của điện Kremlin trước khi giật dây câu.
Cha của ông, Kim Jong-il cũng thường sử dụng chiêu này để kiểm soát dư luận quốc tế và truyền thông toàn cầu, bài bình luận nói thêm.
Ngay cả trước khi Kim Jong-un chấp nhận lời mời, sự xuất hiện lần đầu của ông ở nước ngoài trong vai trò lãnh đạo và cách Nga tiếp nhận ông đã là chủ đề nóng trong các cuộc trò chuyện với công tác chuẩn bị ở mức độ cao. Cách mà ông Kim Jong-un đùa giỡn truyền thông và các nhà quan sát chính trị tên toàn thế giới gần như một siêu sao ca nhạc hủy bỏ buộc diễn vào phút cuối, Niu viết. Mức độ thất vọng đã chứng tỏ Kim Jong-un là “cha nào con nấy”.
Khi nhà lãnh đạo của quốc gia Đông Bắc Á nhỏ bé này bị mắc kẹt trong sự rạn nứt “chính trị với các nước lớn”, việc sử dụng phương pháp tự ngược đãi bản thân để thu hút sự chú ý có lẽ là cách duy nhất để Kim Jong-un nhắc thế giới về sự tồn tại của Triều Tiên mà không xảy ra các cuộc xung đột mới – như thử nghiệm hạt nhân – chọc giận cộng đồng quốc tế.
Đáng chú ý, không nghi ngờ rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được đứng ở vị trí trang trọng nhất trong lễ kỷ niệm ngày 9/5 sắp tới, ông Niu viết. Với sự nhạy cảm và cái tôi của Bình Nhưỡng, nếu đặt Kim Jong-un cạnh các nước nhỏ hơn sẽ cảm thấy không thỏa đáng nhưng nếu để ông cạnh ông Tập Cận Bình, ông Putin sẽ làm mếch lòng cả Moscow lẫn Trung Quốc.
Sự lúng túng khi phải mặt đối mặt giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ gỡ bỏ lớp mặt nạ trong “tình bạn” giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Mà ông Kim Jong-un không cho phép điều này bởi ông biết sự tồn tại của chế độ mình vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc. Cho dù có tức giận thì ông Kim Jong-un cũng biết rõ rằng việc xúc phạm Trung Quốc sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc, Niu nói.
Theo đó, “công việc nội bộ” chỉ là cái cớ, bài bình luận viết. Ông Kim Jong-un phải có vấn đề ở tay sau khi thanh trừng hàng loạt đối thủ thân cận, trong đó có cả chú rể Jang Song-thaek của mình mới đúng.
Kể từ khi ông Kim Jong-un hủy bỏ chuyến đi Nga, hiện có một tin đồn rằng ông làm vậy để thuyết phục chủ tịch Trung Quốc đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 8. Hệ quả của tin đồn này là ông Kim Jong-un sẽ tới thăm Bắc Kinh vào tháng 9 và dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản của Trung Quốc, bù lại, ông đề nghị ông Tập đến thăm Bình Nhưỡng trước. Nhưng ông Niu chỉ ra rằng tất cả những điều này chỉ là hỏa mù.
Bảo Linh (tin tức Wantchinatimes)