Mới đây, trên trang chủ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) thông báo Trái Đất sắp chứng kiến một sự kiện thiên văn kỳ thú, hiếm có. heo đó, 2011 ES4 - một thiên thạch được NASA phân loại "có khả năng gây nguy hiểm" sẽ tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách siêu gần, thậm chí còn gần hơn bất cứ một tiểu hành tinh nào bay qua Trái Đất.
Được biết, thiên thạch này được phát hiện vào năm 2011, tức là nó đã có hành trình 9 năm, vượt muôn trùng khơi để một lần tiến sát Trái Đất nhất có thể. Ngày 1/9, nó sẽ lướt ngang nơi con người đang sống với khoảng cách chỉ 71.805km, tương đương 1/5 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng (384.399km).
Tuy nhiên, dù tiếp cận khá gần nhưng xác suất để thiên thạch 2011 ES4 va vào Trái Đất gần như không đáng kể, theo NASA. Các nhà khoa học đã chỉ ra trường hợp xấu nhất mà thiên thạch có thể gây ra cho Trái Đất là không quá lớn, vì kích thước khiêm tốn của nó.
Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bởi vẫn có nguy cơ thiên thạch 2011 ES4 có thể gây ra là phá hủy trong bầu khí quyển trước khi chạm vào bề mặt Trái Đất.
Trước đó, vào tháng 2/2013, một thiên thạch có đường kính chỉ 18m đã phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk (Nga), gây ra thiệt hại đáng kể. Theo ước tính, năng lượng sinh ra từ vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinsk gấp 33 lần năng lượng từ quả bom nguyên tử dội xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
>> Xem thêm: Biệt thự cổ mặt tiền hiếm có vẫn 'ế' sưng xỉa chỉ vì món quà đính kèm
Đã có ít nhất 1.491 người dân thành phố Chelyabinsk bị thương trong vụ việc, chủ yếu do kính vỡ bởi tác động của sóng xung kích phóng thích từ vụ nổ, hoặc bị bỏng da bởi luồng ánh sáng chói lóa có cường độ gấp 30 lần ánh sáng mặt trời. Ít nhất 112 người phải nhập viện và 2 trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng.