Các nhà khoa học đang theo dõi lỗ thủng tại Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) đưa ra thông báo vào cuối tuần trước, lưu ý rằng lỗ hổng "khá bất thường" này không phải do hoạt động của con người gây ra mà là do một cơn lốc cực Bắc cực mạnh. Do đó, sự phục hồi này có thể không phải vì sự ô nhiễm suy giảm do đại dịch Covid-19. "Covid-19 và các hoạt động phong tỏa liên quan có lẽ không liên quan tới điều này", CAMS viết trên Twitter. "Một cơn lốc cực mạnh và tồn tại lâu dài khác thường đã điều khiển nó, không liên quan đến thay đổi chất lượng không khí".
Tuy nhiên, lỗ thủng này rất lớn, hầu hết ozone trong khoảng 18km tiến vào tầng bình lưu đã bị cạn kiệt, nhóm cho biết. Lần cuối cùng xảy ra sự suy giảm ozone hóa học mạnh như vậy được quan sát ở Bắc Cực là gần một thập kỷ trước.
Một cơn lốc địa cực xảy ra khi một vùng áp thấp và Không khí lạnh bao quanh cả 2 cực của Trái đất, theo Dịch vụ thời tiết quốc gia. Các cơn lốc địa cực luôn tồn tại nhưng chúng thường suy yếu vào mùa hè và mạnh lên vào mùa đông. Xoáy cực ở Bắc Cực thường yếu hơn Nam Cực do có đất liền và các dãy núi làm xáo trộn thời tiết.
Tầng ozone nằm ở khoảng 14 đến 35 km tính từ mặt đất. Nó bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím.
Không giống như những lỗ thục ở Bắc Cực, lỗ ozone ở Nam Cực thường do hóa chất như clo và brom di chuyển vào tầng bình lưu gây ra. Điều này đã dẫn đến một lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực xảy ra hàng năm trong suốt 35 năm qua. Có một tin tốt là trong năm ngoái, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực ở mức nhỏ nhất kể từ khi được phát hiện.
CAMS không dự đoán lượng ozone sẽ trở lại mức cực thấp vào đầu tháng tư. Điều này mang lại hy vọng là tầng ozone đang dần lành lại, bằng cách này hay cách khác.