Nguyên nhân thực sự đằng sau quyết định rút quân khỏi Syria của điện Kremlin là gì? Động thái này gần như chắc chắn là sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm: lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, Thổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và EU.
Quyết định rút quân khỏi Syria của Nga không chỉ khiến phương Tây ngạc nhiên mà còn tạo ra hàng loạt giả thuyết về những lý do đằng sau.
Tuy nhiên, thực sự chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra quyết định cuối cùng khi nó có liên quan tới an ninh của Nga hoặc ông thấy hợp lý trong vai trò người lãnh đạo. Nếu những lợi ích quan trọng không bị đe dọa, tổng thống Nga đã không dễ dàng "rời bỏ quá trình này".
Hơn nữa, ông luôn là người "tấn công đầu tiên" và cũng luôn "rời khỏi trận chiến đầu tiên" nếu nó có thể diễn ra một cách thanh lịch, không mất mát - điều mà ông đã nhiều lần thừa nhận. Đây là nguyên tắc cơ bản mà "võ sĩ judo chính trị" Nga đã thực hiện trong nhiều năm nay.
Tổng thống Nga Putin quyết định rút quân khỏi Syria. Ảnh minh họa: Iorsh |
Dưới đây là những yếu tố khiến Nga quyết định rút quân khỏi Syria.
Assad và Iran
Moscow nói rằng chiến dịch này sẽ tiếp tục khi quân đội Syria chiến đấu với bọn khủng bố. Tuy nhiên, khi quân đội của lãnh đạo Syria Bashar al-Assad bắt đầu vờ bị vây hãm ở Palmyra nhưng thực tế lại tập trung lực lượng tại các khu vực quanh Aleppo, Nga đã quyết định chấm dứt chiến dịch.
Moscow đã chứng minh rõ ràng với ông Assad rằng họ hỗ trợ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm khủng bố khác của ông nhưng không để ông sử dụng quân đội Nga để giải quyết các vấn đề cho sự sống còn trong chính trị của ông.
Tất nhiên, quyết định chấm dứt chiến dịch của Nga có một "cái đáy giả". Nhưng điều này cũng chỉ là suy đoán chứ chưa "minh bạch".
Một phần quyết định của điện Kremlin liên quan tới sự bất đồng ngày một tăng giữa Nga và Iran trong một loạt vấn đề, kể cả hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ. Tuy nhiên, Moscow không bao giờ che giấu thực tế là họ muốn thành động tại Syria như một phần trong liên minh chống khủng bố lớn và coi đây là một phần của "bức tranh lớn".
Lúc Iran ngừng hợp tác và tiết lộ mình không sẵn lòng hoạt động tích cực tại Syria, một trong những điều kiện quan trọng nhất để Nga tiếp tục chiến dịch cũng đã biến mất. Thay vào đó, có những rủi ro mà điện Kremlin muốn loại bỏ ngay từ khi chúng mới xuất hiện.
Rõ ràng chính quyền Iran hiện nay đã được xác định để sử dụng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đến mức tối đa, chứng minh khả năng trở thành lãnh đạo khu vực của đất nước mình.
[mecloud] oCIvs8eRz4[/mecloud]
Nguy cơ từ châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ
Còn gì rõ ràng hơn việc Moscow quyết tâm phá vỡ những luận điệu tuyên truyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi cáo buộc vấn đề di cư của châu Âu là do những hành động của Nga tại Syria.
Sự linh hoạt của điện Kremlin đã khiến cho chiến dịch tuyên truyền này không hiệu quả. Chiến dịch này thực sự đã chọc tức ông Putin, đặc biệt là kể từ khi dòng người tị nạn không có dấu hiệu giảm xuống. Xét đến cuộc đối đầu chính trị kéo dài 2 năm với châu Âu và sự đổi mới liên tục của các lệnh trừng phạt chống lại Nga, quyết tâm sử dụng "những toan tính sai lầm" của các chính trị gia châu Âu là hoàn toàn hợp lý.
Chủ nghĩa thực dụng hạn chế và tính hoài nghi nhất định trong nền chính trị Nga đương đại là điều trái ngược trực tiếp đối với lòng tin vào tuyên truyền và tư tưởng của phương Tây. Và trong chủ nghĩa thực dụng hạn chế của điện Kremlin ngày nay, nó dường như là sự thẳng thắn và cởi mở có hạn để tương tác.
Chúng ta không nên đánh mất những điều sau đây: Điện Kremlin thường cực kỳ nhạy cảm với những biến động của dư luận - nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn - có liên quan tới Chính sách đối ngoại của họ. Mặc dù chiến dịch tại Syria được dư luận Nga ủng hộ thì khả năng đụng độ quân sự trực tiếp tại Syria với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Mỹ sẽ gây nên những quan ngại chính trị trong cộng đồng chuyên gia và nhiều tầng lớp dư luận.
Có thể tranh luận xem ông Erdogan quyết tâm như thế nào và điều này thực tế đến đâu để bảo vệ cho cuộc chinh phục "địa chính trị" mà ông đã làm trong những năm qua. Nhưng theo công chúng Nga, khả năng này hoàn toàn thực tế. Điều này cho thấy điện Kremlin được đặt trong giới hạn leo thang cho phép. Từ mục tiêu quân sự và mục tiêu chính trị của chiến dịch để tái thiết lập quân hệ với Washington đã được quyết định và công bố, điện Kremlin không muốn chấp nhận rủi ro và tạo ra căng thẳng chính trị không cần thiết trong dư luận.
Bỏ lại Mỹ
Giờ đây, sau khi Nga đi từ chiến trường tới các chính sách thực dụng tại Syria, phương Tây, trước hết là Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức mới: liệu Washington có thể quản lý một cách độc lập tình trạng tích tụ lực lượng và thể hiện sự quyết đoán trong các chính sách thực tế?
Mỹ đã bị bỏ lại một mình cùng với những vấn đề quân sự và chính trị tại khu vực. Không chỉ ông Assad mà còn cả Erdogan (người ngày càng khó kiểm soát) cùng với những người Hồi giáo (những người đang duy trì tiềm lực chính trị và quân sự), Ả Rập Saudi (những người đang can thiệp ngày càng sâu vào cuộc khủng hoảng nội bộ).
Ông Putin sẽ sẵn sàng giúp ông Obama một tay nếu ông ấy cần.
Bảo Linh (Russia Beyond The Headlines)