Tin mới

Cái giá Putin phải trả khi can thiệp vào Syria

Thứ ba, 15/03/2016, 16:36 (GMT+7)

Ngày 14/3, khi cuộc hòa đàm Syria diễn ra tại Geneva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một tuyên bố đáng ngạc nhiên: Ông ấy sẽ bắt đầu rút ngay lập tức lực lượng "chính" của Nga khỏi Syria sau gần 6 tháng can thiệp vào cuộc chiến tranh.

Ngày 14/3, khi cuộc hòa đàm Syria diễn ra tại Geneva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một tuyên bố đáng ngạc nhiên: Ông ấy sẽ bắt đầu rút ngay lập tức lực lượng "chính" của Nga khỏi Syria sau gần 6 tháng can thiệp vào cuộc chiến tranh.

Ông Putin muốn gì ở Syria?

Mục tiêu của ông Putin tại Syria:

- Ngăn lãnh đạo Syria Bashar al-Assad sụp đổ

- Để Nga giành được một số tác dụng đòn bẩy chính trị trong đàm phán hòa bình.

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Getty

Có một xu hướng khá kỳ lạ là Washington coi Nga như một cường quốc đang trỗi dậy, hướng tới sự thống trị toàn cầu. Nhưng Moscow lại chỉ nhắm tới duy trì sự ảnh hưởng toàn cầu còn sót lại của mình và điều này dường như được thể hiện trong trường hợp của Syria.

Nga có các căn cứ quân sự tại một đất nước duy nhất ngoài Liên Xô cũ, đó là Syria. Về mặt quân sự và chính trị, Syria là bước đệm để Nga đạt được ảnh hưởng ở Trung Đông và ở Địa Trung Hải nhưng với mức độ thấp hơn. Vì thế, khi thấy lãnh đạo Syria Bashar al-Assad có vẻ sắp sụp đổ, Moscow đã liều vực ông ta dậy.

Về điều này, Putin đã thành công. Sự can thiệp của Nga cùng với Iran đã giúp ông Assad lấy lại phần lãnh thổ dù chỉ đủ để tồn tại, không hy vọng giành chiến thắng hoàn toàn.

Vì vậy, Nga đã giúp đảo ngược tình thế mặc dù ngay từ đầu, cuộc chiến Syria đã dao động giữa phiến quân và ông Assad. Syria đang trong tình trạng bế tắc và với sự can thiệp dữ dội từ bên ngoài, 2 bên tiếp tục leo thang chống lại nhau.

Sự can thiệp của Nga trông khác biệt hẳn so với những nước khác, bởi đó là Nga. Các nước như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp vào Syria nhiều năm, đẩy cuộc chiến xoay theo nhiều hướng.

Tất cả điều đó cho thấy chẳng sự can thiệp nào (kể cả Mỹ) đủ để sửa chữa vấn đề cốt lõi của cuộc chiến Syria: Đó là một bế tắc. Nghĩa là chiến tranh sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều năm, gây thiệt hại cho tất cả mọi người, trừ khi có một thỏa thuận hòa bình được đàm phán.

Điều này đưa chúng ta đến mục tiêu thứ hai của ông Putin tại Syria: đóng vai trò vừa đủ trong cuộc chiến để giành cho Nga một suất ngôi vào bàn đàm phán và đảm bảo Moscow sẽ có cơ hội nhấn mạnh những lợi ích của mình trong bất cứ thỏa thuận hòa bình cuối cùng nào.

Ngay trước khi Nga can thiệp, đã có những dấu hiệu cho thấy Nga sẽ mất dần ảnh hưởng trong chính phủ Syria, thay vào đó sẽ là Iran. Có một số báo cáo cho rằng ông Assad thậm chí còn mời Nga can thiệp để ngăn sự ảnh hưởng của Iran. Trong khi Nga và Iran là đồng minh trên danh nghĩa nhưng họ cũng là những đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực.

Nhưng giờ đây, chẳng ai có thể phủ nhận Nga đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ủy nhiệm tại Syria. Nga đã có một chỗ trong bàn đàm phán để có thể duy trì các căn cứ quân sự của mình tại Syria và tiếp xúc cấp cao trong quân đội Syria.

Tại sao Nga rút quân lúc này?

Ảnh của ông Assad bị đốt trong một cuộc biểu tình. Ảnh: Getty

Đàm phán hòa bình mới chỉ bắt đầu lại. Và đây là lần đầu tiên mà hòa đàm Syria trông có vẻ ít phải chịu số phận bi đát.

Có được điều đó là bởi Syria đã được thử nghiệm với một lệnh ngừng bắn gần đây. Trong khi chắc chắn có những vi phạm, thỏa thuận ngừng bắn rất mong mạnh và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào thì chúng ta cũng thấy được là bạo lực đã giảm đáng kể. Điều này đã cứu sống nhiều người, cho phép những nhân viên cứu trợ được tiếp cận các khu vực bị giới hạn.

Với Moscow, đây là thời điểm tốt để quay trở lại. Nga đã đạt được mục tiêu trước mắt của mình vì vậy họ sẽ không được lợi lộc gì nhiều khi còn tiếp tục chiến đấu. Tình hình hiện nay là tốt đối với ông Putin và được ông sử dụng như cơ sở để đàm phán.

Nhưng quan trọng hơn nhiều có thể là tín hiệu mà Nga gửi đến Syria.

Nga đã bắt đầu hành động và một lần nữa cho thấy họ có ảnh hưởng rất hạn chế với chế độ Bashar al-Assad. Nếu Moscow muốn đóng băng hiện trạng tại Syria, họ có thể thuyết phục ông Assad để cuối cùng đàm phán trong cam kết có lợi và không phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ngay.

Do đó, ông Putin đã làm nhiều hơn việc chỉ nói ông Assad cố gắng cho hòa bình: Ông ấy có thể ép buộc Assad. Nga đã làm cho ông Assad yếu hơn bằng cách rút bớt một số lực lượng quan trọng tại Syria và điều này khiến đàm phán hấp dẫn hơn.

Chiến lược khôn ngoan nhất của ông Putin mà theo một số nhà phân tích đã chỉ ra đó là rút bớt lực lượng để gây áp lực cho ông Assad phải tiến hành hòa đàm nhưng vẫn giữ lại quân vừa đủ tại Syria để ngăn các lực lượng chống Assad leo thang (Saudi Arabia, Mỹ).

Nếu phân tích này chính xác thì nó cho thấy Nga đã sẵn sàng để đàm phán một cách nghiêm túc và Moscow cũng tin rằng có thể ông Bashar al-Assad cũng đã sẵn sàng làm điều tương tự. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các bên đều muốn vậy hay ông Putin hay Assad sẽ trở thành đối tác trong thỏa thuận hòa bình. Nhưng dù sao đây cũng là một dấu hiệu tốt.

Cái giá Nga phải trả khi can thiệp vào Syria

Ảnh: Getty

Ông Putin tuyên bố nhiệm vụ tại Syria đã hoàn thành. Nhưng đó là một chiến thắng hời hợt và ẩn sâu bên trong là những trở ngại thực sự.

Ông ấy đã thất bại trong 2 mục tiêu đề ra tại Syria: mang lại chiến thắng cho quân đội của Assad và lãnh đạo một liên minh toàn cầu chống lại các phần tử cực đoan tại Syria.

Như một liên minh toàn cầu - mà ông Putin đã kêu gọi trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc - sẽ không chỉ đảm bảo lợi ích của Nga tại Syria mà còn chấm dứt việc Nga bị cô lập khỏi phương Tây. Đây mới là vấn đề quan trọng với Nga và còn quan trọng hơn với ông Putin, hơn bất cứ thứ gì có thể xảy ra tại Syria.

Assad vẫn không thể giành chiến thắng tại Syria, Nga vẫn bị cô lập từ phương Tây. Việc ông rút quân khỏi Syria ở thời điểm này (một lần nữa, nếu thực sự xảy ra) là một tuyên bố thất bại ngang với chiến thắng.

Syria cũng không phải là thắng lợi chính trị trong nước hoàn toàn mà ông Putin có thể hy vọng. Trong năm 2014, ông can thiệp vào Ukraine và uy tín của ông Putin tăng vọt và điều này đã giúp nước Nga tồn tại trong cuộc suy thoái kinh tế.

Nhưng thắng lợi của Nga tại Ukraine chắc chắn sẽ mờ dần và nền kinh tế nước này vẫn lay lắt. Vì thế, nếu ông Putin muốn cảm thấy an toàn, ông cần phải có một chiến thắng chính trị khác lớn hơn. Syria không bao giờ là điều ông Putin cần.

[mecloud]lwym90uJEK[/mecloud]

Bảo Linh (VOX.COM)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Putin Bashar al-Assad