Mì ăn liền là gì?
Mì tôm hay mì ăn liền là loại mì được chế biến sẵn, bán theo từng gói hoặc ly, tô. Thành phần đặc trưng của mì tôm gồm có bột mì, muối và dầu cọ. Các gói hương liệu thường chứa muối, hạt nêm, bột ngọt. Sau khi được chế biến trong nhà máy, mì ăn liền sẽ được hấp, sấy khô và đóng gói. Mỗi gói mì tôm chứa vắt mì khô, gói hương liệu hoặc dầu để làm gia vị. Người mua sẽ nấu hoặc úp mì trong nước sôi, chế hương liệu vào trước khi ăn.
Mặc dù có sự khác nhau về nhãn hiệu, hương vị nhưng nhìn chung, các loại mì ăn liền đều có chung một số chất dinh dưỡng. Chúng có xu hướng ít calo, chất xơ và protein nhưng hàm lượng chất béo, carb, natri và các vi chất dinh dưỡng chọn lọc lại cao hơn.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn mì ăn liền thường xuyên có liên quan đế chế độ ăn kém chất lượng. Những người ăn nhiều mì ăn liền tăng lượng hấp thụ một số vi chất dinh dưỡng chọn lọc nhưng lại giảm đáng kể việc thu nạp protein, canxi, vitamin C, phốt pho, sắt, niacin và vitamin A. Ngoài ra, ăn nhiều mì tôm cũng có lượng natri và calo tăng lên.
Ăn mì tôm sống có tốt không
Như đã nói ở trên, bản thân mì tôm không hề tốt cho sức khỏe nên dù bạn ăn sống hay ăn chín thì điều đó không thay đổi. Đặc biệt, khi ăn mì tôm sống, cơ thể bạn còn gặp phải nhiều tác hại hơi.
Thứ nhất, mì tôm là sản phẩm được chiên ở nhiệt độ cao, khi ăn sẽ khiến người ta có cảm giác háo nước. Ăn mì tôm thường xuyên sẽ khiến bạn bị nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng, táo bón. Dù ăn mì tôm sống hay chín thường xuyên, bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề này.
Thứ hai, mì tôm chứa 15-20% chất béo shotrerining ở dạng axit béo nên rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì tôm còn có chất béo dạng trans fat. Những người ăn mì tôm thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Mì tôm liên quan đến việc làm giảm lượng vitamin D, chứng béo phì, lối sống ít vận động và uống nhiều đồ uống có đường.
Thứ ba, ăn nhiều mì tôm bạn còn dễ mắc bệnh đau dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hóa. nguyên nhân xuất phát từ các loại phụ gia có trong gói mì.
Thứ tư, nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng của mì tôm như đã nói ở trên thì việc món này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Về lâu dài, người dùng có nguy cơ hôn mê, tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt.
Thứ năm, trong mì tôm có hamfl ượng muối rất lớn, nên ăn nhiều món này đã vô hình chung khiến tim, thận bị quá tải. Bạn ăn nhiều mì tôm có nguy cơ bị sỏi thận. Chất phosphate có trong mì tôm giúp người dùng tăng cảm giác ngon miệng nhưng lại là chất gây loãng xương, yếu răng.
Một nguy cơ nữa đối với sức khỏe khi ăn nhiều mì tôm chính là ung thư. Trong mì tôm có rất nhiều chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu mì để lâu thì những chất này sẽ bị biến đổi. Chúng ta ăn nhiều mì tôm, các chất độc hại tích tụ trong cơ thể lâu dài, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trong đó có thể gây ung thư. Ngoài ra, quá trình chiên và sấy khô mì cũng sản sinh ra chất acrylamide, có thể gây ung thư.
Với những tác hại vô cùng lớn như trên thì những ai đang nghiền món mì tôm, dù là mì tôm sống hay chín hãy suy nghĩ lại nhé.
Để hạn chế những tác hại của mì tôm, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số quy tắc dưới đây:
- Không ăn mì tôm sống, mì úp mà phải nấu chín bằng nước sôi.
- Ăn kèm rau xanh để giảm chất béo thừa
- Bổ sung thịt, tôm, trứng để thêm chất đạm cho món ăn.
- Mì tôm ngon ở gói phụ gia nhưng đây lại thứ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là không sử dụng chúng.
- Không ăn mì tôm quá 2 lần/tuần.
- Không nên ăn mì tôm vào buổi tối bởi năng lượng thừa không đươc tiêu hao mà sẽ tích tụ khi bạn ngủ, dễ gây béo phì.