Hôm vừa rồi, tổng thống Putin có một bài phát biểu với nội dung cho rằng ông Cameron đang muốn “Tống tiền châu Âu với ý định trưng cầu dân ý của mình”. Theo ông Putin, đây hoàn toàn là nghi ngờ có cơ sở vì “Chính ông Cameron là người đề xuất cuộc trưng cầu ý dân và cũng chính ông ấy là người kêu gọi”.
Đáng chú ý, ông Putin đưa ra ý kiến này ngay trước cuộc trưng cầu ý dân trong tuần này, dù ông ý thức được rằng “Dù muốn hay không, các bạn cũng phải thừa nhận rằng những ý kiến của tôi có ảnh hưởng phần nào đến người dân nước Anh, dù chỉ là phần rất nhỏ”.
Theo giới chuyên gia, ông Putin đang muốn “mở mắt” cho người dân Anh về mục đích của cuộc trưng cầu dân ý lần này. Không phải muốn “vạch mặt” ông Cameron, ông Putin còn như ngầm khẳng đinh với dân Anh: Các bạn nên ở lại vì cuộc trưng cầu ý dân lần này chỉ là một thủ đoạn chính trị của Cameron mà thôi. Rõ ràng Putin muốn Anh ở lại EU
Sẽ bớt rắc rối cho Nga nếu toan tính của thủ tướng Anh thành công. Ảnh: Reuters |
Anh sẽ ra sao sau cuộc trưng cầu dân ý?
Nếu cuộc trưng cầu dân ý tán thành ý kiến rời đi, điều này sẽ chỉ làm vừa lòng những ai có tư tưởng dân tộc. Đây là điều không tốt cho kinh tế nước Anh. Những kẻ bảo thủ, những tư tưởng quốc gia sẽ phá hoại một trong những nên kinh tế hàng đầu thế giới này trong ngắn hạn. Nếu Anh rời đi, có thể giúp họ giải quyết được các vấn đề trước mắt như cuộc khủng hoảng nhập cư. Họ sẽ có một hành trình dài trước mắt khi rời EU để giải quyết các vấn đề do cuộc ly tán này gây ran. Nhưng bù lại nước Anh lại có cơ hội lấy lại vị thế siêu cường lãnh đạo toàn cầu, vị trí mà họ vẫn duy trì cho đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trước khi bị Mỹ thay thế sau thế chiến thứ hai. Điều này, theo những người có đường lối ôn hòa như thủ tướng Cameron thì quá mạo hiểm, đó là tại sao ông Cameron muốn Anh tiếp tục ở lại EU.
Rời EU là cơ hội cho Anh. Ảnh: Guardian |
Nếu cuộc trưng cầu dân ý tán thành việc tiếp tục ở lại, đây cũng là điều mà người khởi xướng ý tưởng Brexit là ông Cameron mong muốn, theo tính toán của ông Cameron, việc này sẽ nâng vị thế của nước Anh nên rất nhiều. Với các lí do chính sau:
- Nước Anh sẽ vẫn bảo toàn được uy tín của mình (không từ bỏ hiệp ước EU)
- Chắc chắn EU sẽ phải coi Anh là một ngoại lệ với một loạt các Chính sách ưu tiên
- Đây là một đòn “dằn mặt” cho EU vốn từ lâu coi Đức mới là lãnh đạo của EU chứ không phải Anh
Nếu Anh rời EU, Nga sẽ có thêm đối thủ
Trên mặt lý thuyết, nếu Anh ở lại EU, Nga chỉ có một đối thủ chính tại châu Âu là EU. Nếu Anh rời EU, Nga sẽ có hai đối thủ mới ở châu ÂU: EU và Anh.
Xét về địa chính trị, Anh là nước an toàn nhất trong châu Âu với các mối đe dọa từ Nga, họ xa Nga nhất và cách châu Âu cả một eo biển. Hiện tại các chính sách quân sự chung của Anh luôn đi theo một định hướng chung của EU và NATO. Nhưng một khi rời khỏi EU, Anh có thể tự do hoạch định các chính sách của mình. Đương nhiên Anh thì không có đối thủ nào trực tiếp ngoài Nga.
Ai cũng biết nước Anh khó bị đánh chiếm thế nào. Ví dụ hiển hiện nhất là trong Thế chiến thứ 2, khi phát – xít Đức hoàn toàn khuất phục trước việc đánh chiếm Anh dù cho đã thôn tính được toàn bộ các nước châu Âu còn lại, để từ đó Anh cùng Mỹ đã lãnh đạo phe Đồng Minh giành chiến thắng trong Thế Chiến 2. Đó là một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho sức mạnh của Anh Quốc. Nga hiểu một nước Anh khi không bị ràng buộc sẽ là một đối thủ đáng gờm không kém Mỹ.
Nền tảng của Anh - EU là kinh tế. Ảnh: Independent |
Nếu Anh rời EU, EU có yếu đi không? Chắc chắn là có, nhưng vấn đề là họ sẽ không yếu đi nhiều. Sức mạnh của EU nếu không có Anh thì cũng không đến mức lép vế với Nga. Ngược lại, khi Anh rời đi, EU sẽ đoàn kết hơn trở lại từ đó vẫn duy trì được thế đối trọng với Nga hiện tại. Xét về lâu dài, các thành viên của EU còn lại hoàn toàn có thể lấp được chỗ trống mà Anh để lại, vì như đã nói ở trên, EU cần Anh không phải phần nhiều vì địa chính trị của Anh, mà phần nhiều vì vai trò kinh tế của Anh đối với toàn khối. Những vấn đề kinh tế hoàn toàn có thể được giải quyết dựa vào năng lực của các nước EU còn lại. Một số nhận định còn cho rằng, khi Anh rời EU, rất có thể cả Anh và EU sẽ cùng mạnh lên.
Điều dễ nhận thấy là nếu Anh rời đi, trước mắt cả Anh và Châu Âu sẽ phải trải qua những khó khăn nhất định. Nhưng quá trình “hồi phục” của Anh và EU sẽ là rất nhanh vì cuộc di dời này mang lại hậu quả lớn nhất là về kinh tế. Thời gian để hồi phục kinh tế có lẽ cũng là không lâu đến mức Nga có thể “tận dụng” để thực hiện tham vọng nào với EU. Ngược lại, Nga sẽ phải phân mảnh sự chú ý của mình. Đây là điều mà Putin không hề mong muốn.
Nếu Anh ở lại, EU sẽ xuất hiện mầm bệnh mất đoàn kết nội bộ, Nga hưởng lợi nhất.
Nếu sau cuộc trưng cầu dân ý, Anh vẫn ở lại. Khi đó đương nhiên họ sẽ tiếp tục đòi hỏi những quyền lợi đặc biệt trong EU. Khi Anh đòi hỏi, các nước khác cũng sẽ có nhu cầu. Đây là mầm mống của một sự mất đoàn kết. Ai cũng hiểu sức mạnh của đoàn kết với một tập thể là tối quan trọng như nào.
Thứ hai, nếu Anh ở lại, rõ ràng mối quan hệ của họ với cách thành viên còn lại không còn được êm đẹp. Khi mà EU đang trong cơn khó khăn nhất kể từ khi thành lập thì nước Anh lại có ý định “chạy làng”. Một khi các bên đã không còn sự tôn trọng tin tưởng hoàn toàn thì EU nói chung, bao gồm cả Anh sẽ không còn mạnh như trước
Thứ ba, nếu Anh ở lại, các nước lớn như Đức, Pháp có lẽ không còn nể trọng vị thế của Anh như trước nữa. Anh đã dùng việc rời khỏi châu Âu để “mặc cả” với họ, và khi quá trình mặc cả này không thành công, cả Anh và các nước lớn còn lại đều không vui. Đức và Pháp chắc chắn sẽ mạnh dạn hơn trong việc thể hiện ảnh hưởng của mình tại EU. Còn Anh, họ không thể chấp nhận việc vị thế của mình bị giảm bớt.
Chỉ với 3 lí do trên, đã đủ để đánh giá lợi hại lâu dài của việc Anh ở lại EU với Nga
|
Anh ở lại EU , Nga sẽ hưởng lợi nhất. Ảnh: Telegraph |
Từ những góc nhìn trên, có thể đưa ra một nhận xét như sau: Nếu Anh rời đi, sẽ như quá trình cắt bỏ một khối u trong cơ thể của EU, có thể đau đớn hiện tại nhưng các vấn đề có thể chấm dứt. Nếu anh ở lại, khối u đó sẽ ngày càng lan rộng và gây suy yếu cơ thể EU về lâu dài.
Với cách nhìn nhận như trên, Nga sẽ là nước dở mếu dở khóc nếu Anh rời khỏi EU.
Quý Vũ (Theo RealclearPolitics)