Ngoại hành tinh được các nhà thiên văn tại ĐH Canterbury, New Zealand phát hiện. Họ nói rằng đây là "một trong một triệu khám phá" cực kỳ hiếm gặp. Cho đến nay, chỉ có 1/3 trong số 4.000 ngoại hành tinh được phát hiện là đá, có quỹ đạo tương tự Trái đất thì còn ít hơn.
Các nhà thiên văn nói rằng ngôi sao có quỹ đạo hành tinh này rất nhỏ, họ không thẻ biết liệu có khối lượng rất thấp hay chỉ là một sao lùn nâu (còn gọi là sao thất bại). Nhóm nghiên cứu cho biết cho đến nay, hành tinh này có thể quay quanh một ngôi sao trong "chỗ phình Ngân hà", là khu vực tập trung nhiều ngôi sao nhất ở trung tâm dải Ngân hà.
Tiến sĩ Herrera Martin, tác giả chính của bài báo cho biết kích thước, quỹ đạo và vị trí của hành tinh này khiến nó trở nên hiếm có hơn. Phải mất 5 ngày để quan sát ngôi sao chủ và chỉ phát hiện ra một biến dạng nhỏ trong quá trình quan sát kéo dài 5 giờ - đó là hành tinh. Sử dụng hệ mặt trời làm điểm tham chiếu, ngôi sao chủ có khối lượng bằng khoảng 10% Mặt trời, hành tinh nằm giữa Trái đất và Hải vương tinh. Nó quay quanh một vị trí nằm giữa Trái đất và Sao Kim trong hệ mặt trời nhưng một năm dài 617 ngày vì bản thân ngôi sao chủ nhỏ hơn Mặt trời rất nhiều.
Hành tinh mới là một trong số ít hành tinh ngoại được phát hiện có cả quỹ đạo lẫn kích thước gần với Trái đất, ông Martin giải thích. Các nhà thiên văn tìm ra điều này bằng cách sử dụng kỹ thuật Microlensing trọng lực. "Trọng lực kết hợp của hành tinh và ngôi sao chủ của nó khiến ánh sáng từ một sao nền xa hơn bị phóng đại theo cách riêng. Chúng tôi sử dụng kính viễn vọng khắp thế giới để đo hiệu ứng uốn cong ánh sáng", ông giải thích.
Hiệu ứng Microlensing rất hiếm, chỉ có khoảng 1 trong 1 triệu ngôi sao trong thiên hà bị ảnh hưởng ở bất cứ thời điểm nào. Hơn nữa, kiểu quan sát này không lặp lại và xác suất bắt được một hành tinh cùng lúc là cực kỳ thấp. Hành tinh này chưa có tên nhưng sự kiện microlensing để khám phá ra nó gọi là OGLE-2018-BLG-0677.