Giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy tác động của Bắc cực quang vào đêm định mệnh ấy có thể đã góp phần vào thảm họa chìm tàu. Như Live Science đưa tin, nhà nghiên cứu thời tiết độc lập kiêm nhiếp ảnh gia Mila Zinkova đã kiểm tra điều kiện thời tiết vào đêm tàu Titanic bị chìm. Theo lời kể của nhân chứng, những người sống sót sau sự việc và nhật ký của con tàu, những vệt màu rực rỡ của Bắc cực quang, còn được gọi là Cực quang Borealis đã hiện diện rất mạnh trong đêm đó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Weather vào tháng 8/2020 tiếp tục cho rằng địa từ của cực quang có thể đã can thiệp vào hệ thống điều hướng cũng như liên lạc của Titanic. Điều này có khả năng cản trở các nỗ lực cứu hộ sau đó.
Theo NASA, các cực quang hình thành trên bầu trời đêm do những cơn bão mặt trời tạo ra. Những cơn bão mặt trời này chứa các hạt mang điện, đôi khi chúng đủ mạnh để di chuyển đến Trái đất. Khi khí điện hóa này gặp bầu khí quyển Trái đất và di chuyển qua từ trường của hành tinh, nó tương tác với các loại khí trong khí quyển như oxy và phát sáng các màu xanh lục, đỏ, tím và xanh lam. Những cơn bão này cũng có thể can thiệp vào các tín hiệu điện và từ trường của Trái đất, gây ra hiện tượng nước dâng và gãy vỡ.
Như Zinkova đã lưu ý trong báo cáo của mình, nếu một cơn bão mặt trời hoặc bão địa từ đủ mạnh để tạo ra cực quang, thì chính năng lượng từ trường đó có thể đủ mạnh để ảnh hưởng tới hệ thống định vị và thông tin liên lạc trên tàu Titanic cũng như các tàu thuyền đến cứu viện khác.
James Bisset, sĩ quan thứ hai của tàu RMS Carpathia đã cố gắng cứu một số người sống sót. Ông ghi lại nhật ký vào đêm cứu hộ. "Đêm ấy không có trăng nhưng Cực quang Borealis lấp lánh như những tia trăng bắn lên từ chân trời phía bắc". Ngay cả khi tàu Carpathia tới để giải cứu 5 giờ sau đó, Bisset báo cáo ông vẫn có thể thấy những "chùm sáng màu xanh lục" của Bắc cực quang.
Ngoài ra, Lawrence Beesley, một trong số ít những người sống sót sau thảm kịch đã viết về một vầng sáng "uốn cong theo chiều rẻ quạt trên bầu trời phía bắc với những vệt sáng mờ hướng tới sao Bắc đẩu". Đối với Zinkova, đây dường như là một mô tả rõ ràng về Bắc Cực quang.
>> Xem thêm: Tàu Titanic sắp được "tái sinh", hoàn thành hành trình dang dở cách đây hơn 100 năm
Nghiên cứu đã đưa ra nhận định là Bắc Cực quang xuất hiện vào đêm xảy ra thảm kịch và cho rằng lực địa từ của cực quang ảnh hưởng tới hệ thống điều hướng của Titanic. Có lẽ điều này đã dẫn con tàu đến phía tảng băng trôi. Ngay cả sự chênh lệch chỉ 0,5 độ trong hướng đi cũng đủ để hướng con tàu đến một vụ va chạm chết người. Có lẽ nhiễu từ trường đã gây ra một lỗi như vậy trên la bàn của con tàu. "Lỗi rõ ràng là không đáng kể này có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc va chạm với tảng băng và tránh nó", Zinkova viết.
Hơn nữa, các báo cáo vào đêm xảy ra thảm họa cũng đã trích dẫn những tín hiệu radio "kỳ lạ" mà những người điều khiển trên tàu RMS Baltic nghe được. Đây là con tàu khác tới cứu hộ Titanic. Một số tín hiệu báo nạn do thủy thủ tàu Titanic gửi đi thậm chí còn không đến được các tàu khác và Titanic cũng không nhận được một số phản hồi.
Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng việc không giao tiếp được giữa các tàu là do trò hề của những công nhân với radio nhưng ông Zinkova cho rằng không phải. "Báo cáo chính thức về vụ chìm tàu Titanic cho thấy những người đam mê radio nghiệp dư dã gây nhiễu sóng bằng cách làm kẹt sóng phát thanh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó họ không có kiến thức đầy đủ về ảnh hưởng của bão địa từ có thể gây ra đối với tầng điện ly và làm gián đoạn liên lạc".
Một giả thuyết khác cho rằng một đám cháy trên tàu chỉ vài đêm trước khi nó bị chìm cũng góp phần gây ra thảm họa. Mặc dù hầu hết các nhà sử học đồng ý rằng vụ va chạm với tảng băng trôi là thứ thực sự khiến tàu chìm nhưng thiệt hại từ đám cháy trước đó đã khiến thảm họa xảy ra nhanh hơn.
Dù là hỏa hoạn hay do nhiễu địa từ thì Titanic thực sự đã gặp hàng loạt nỗi bất hạnh dẫn đến số phận bi thảm mà chúng ta đã biết.