Sau khi “đả được hổ” và “diệt được ruồi”, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc tiếp tục tung ra “săn cáo” nhưng Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc hồi hương các quan chức tham nhũng đã chạy trốn ra nước ngoài.
“Săn cáo 2014” nghe như tên một bộ phim bom tấn về xã hội đen hay gián điệp. Trong thực tế, đó là tên mã cho chiến dịch bắt giữ tội phạm kinh tế đang lẩn trốn ở nước ngoài của công an Trung Quốc.
Theo báo chí nước này, “Săn cáo 2014” bắt đầu vào ngày 22/7 và đã ghi được những thắng lợi quan trọng. Mặc dù vậy, với chiến dịch chống tham nhũng trong nước, một vài “con hổ” lớn và rất nhiều “ruồi” đã bị hạ mỗi tuần. Ngược lại, chiến dịch “săn cáo” lại chưa đạt được nhiều thành công lớn. Mới chỉ có 1 hoặc 2 quan chức tham nhũng bị hạ bệ và đưa về Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng, bước quan trọng nhất là cắt đứt được đường lui của những kẻ phạm tội. Nếu không có một hệ thống pháp luật đầy đủ để chống tham nhũng, chiến dịch này phụ thuộc hầu hết vào sự ngăn chặn và những biện pháp trừng phạt nghiêm trọng với hy vọng quan chức sẽ không dám tham ô nữa. Trong thực tế, trong suốt hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc, đây là cách duy nhất để chống tham nhũng cho dù thành công rất ít. Nhưng ngày nay, biện pháp này không còn nhiều tác dụng vì quan tham và tài sản của họ đã được chuyển ra nước ngoài (hay nói đơn giản là ôm tiền bỏ trốn) cũng như mang theo cả gia đình rời khỏi đất nước.
Trung Quốc đang gặp khó khăn khi muốn săn lùng quan tham trốn ra nước ngoài
Nếu xu hướng phòng chống tham nhũng hiện nay còn tiếp tục, thì Trung Quốc sau đó sẽ dần chuyển về các phương pháp pháp lý, có hệ thống để chống tham nhũng. Một ví dụ cụ thể là việc thiết lập “Chính sách ánh dương”, theo đó, tài sản của quan chức sẽ được đăng ký và công khai. Do vậy, những quan chức tham lam sẽ phải suy đi tính lại trước khi tham nhũng. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh không thể cắt đứt khả năng chuyển tài sản ra nước ngoài của các quan chức thì những quant ham vẫn có khả năng trốn ra nước ngoài để tránh khỏi vòng luật pháp Trung Quốc. Và sau đó, những kẻ tham nhũng chịu sự trừng phạt của pháp luật còn con cái họ vẫn được thụ hưởng số tiền ăn cắp được ở nước ngoài. Trong những trường hợp này, cho dù có đưa ra bao nỗ lực chống tham nhũng thì cũng có cách nào ngăn được họ. Các quan chức sẽ thoát thân đơn giản.
Đây là lý do tại sao tác giả bài viết lại tin rằng “săn cáo” là việc quan trọng nhất , diễn ra song song với săn “hổ và ruồi” ở trong nước. Nhưng khi so sánh với “hổ” (những mục tiêu lớn) và “ruồi” (những kẻ có mặt khắp nơi và có thể bị bắt dễ dàng), “cáo” khá khôn ngoan. Trừ khi tác giả nhầm lẫn bằng không thì “Săn cáo 2014” sẽ chỉ thu được thành công giới hạn. Nếu không thì tại sao Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao lại cùng phối hợp ra thông báo kêu gọi “tội phạm kinh tế” ở nước ngoài về nước (họ đã làm vậy vào ngày 10/10)?
Theo truyền thông Trung Quốc, điều này là bước đi quan trọng trong việc săn lùng tội phạm. Như thế này là đang “săn lùng” quan thực sự hay đang yêu cầu họ “đầu hàng”? Những quan chức tham nhũng tự kề dao vào cổ mình – liệu có ai sẵn sàng quay trở về nước? Chính phủ thực sự mong muốn những quan chức đang sống ở nước ngoài, hưởng thụ một cuộc sống tha hóa tự nguyện đầu hàng? Và tác giả cho rằng chính phủ Trung Quốc cho rằng không có khả năng “săn” được những con “cáo” nên họ đang cố gắng thu hút chúng trở về nhà bằng cách hứa hẹn khoan hồng.
Các nhà chức trách coi chiến dịch “săn cáo” này rất quan trọng nhưng họ lại đang gặp phải nhiều vấn đề. Cái khó nhất khi “săn cáo” ở nước ngoài đó là hệ thống luật pháp Trung Quốc và nước ngoài khác nhau. Hiện nay, chỉ vài chục quốc gia là có thỏa thuận dẫn độ tư pháp với Trung Quốc. Các nước phương Tây mà những quan chức tham nhũng đang ẩn nấp lại hầu như không nằm trong số này. Ví dụ như trưởng hợp của Lai Trường Hưng. Để đưa được ông ta từ Canada về nước, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Bộ Chính trị nước này đã phải can thiệp. Sauk hi được đưa trở lại, Lai còn phàn nàn rằng Canada đã bán mình, Trung Quốc không giữ lời hứa bí mật rằng ông ta sẽ được thả tự do vì “lý do sức khỏe”.
Rất khó để thiết lập một hệ thống dẫn độ do chế độ chính trị và sự khác biệt trong định nghĩa “tham nhũng” của từng quốc gia. Các quan chức trốn sang phương Tây hầu như đều mang theo các tài liệu mật hoặc các “bí mật quốc gia”. Nếu thất bại, họ có thể tuyên bố mình là mục tiêu “đàn áp chính trị”. Trong những trường hợp đó, các nước phương Tây không sẵn sàng để cho hồi hương những người này. Thậm chí, nếu Trung Quốc có thiết lập được hiệp ước dẫn độ thì vẫn gặp ván đề.
Trung Quốc không thể dễ dàng để dẫn độ các quan chức tham nhũng nhưng chính phủ vẫn muốn đẩy nhanh tốc độ cuộc chiến chống quan tham – những người đang trốn ra nước ngoài. Chỉ có một giải pháp duy nhất: ý chí chính trị và quyết tâm chính trị.
Giờ đây, Trung tâm chống tham nhũng của Trung Quốc thực sự là rất lớn với sự tham gia của: Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Nhưng đội hình mạnh mẽ này liệu có thể làm gì nếu không có hiệp ước dẫn độ? Ra nước ngoài bắt cóc người? Hay để cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng các quan chức tham nhũng đó thuộc về Trung Quốc “từ xưa tới giờ”?
Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức The Diplomat)