Tin mới

4 quan niệm sai lầm về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc

Thứ tư, 06/08/2014, 16:17 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Đừng đánh giá thấp quyết tâm và nỗ lực cải cách của Tập Cận Bình.

(Tinmoi.vn) Đừng đánh giá thấp quyết tâm và nỗ lực cải cách của Tập Cận Bình.

 

Khi chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc được đào sâu, những quan niệm sai lầm về nó bắt đầu xuất hiện, cả ở trong lẫn ngoài nước. Nhìn nhận lại những sai lầm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn logic đằng sau những động thái gần đây của Tập Cận Bình, đặc biệt là những việc liên quan đến câu hỏi khi nào sự cải tổ thực sự sẽ diễn ra tại Trung Quốc.

Quan niệm sai lầm đầu tiên về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc là nó sẽ sớm kết thúc. Với quyết định công bố tội trạng của Chu Vĩnh Khang trong thời gian gần đây, một số nhà binh luận cho rằng việc chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ sớm ngừng lại hoặc chí ít, cũng kết thúc trong tương lai gần. Đây là một sai lầm. Thật vậy, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ không và không nên kết thúc ngay bây giờ. Tại sao? Như một bài báo thú vị trên Diễn đàn Nhân dân đã chỉ ra: có thể một vài “con hổ” lớn sẽ phản công chống lại lực lượng chống tham nhũng dẫn tới bế tắc. Nếu chiến dịch chống tham nhũng dừng lại bây giờ, tất cả những thành tựu đã đạt được cho đến nay đều sẽ bị phá hủy khi cả “hổ” và “ruồi” sẽ nhanh chóng trở lại. Ngoài ra, Tập Cận Bình thề sẽ tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng bất chấp uy tín cá nhân bị ảnh hưởng, thậm chí cả an toàn của bản thân. Những tuyên bố mạnh mẽ của ông cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ còn kéo dài cho dù có bao nhiêu “con hổ” lớn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Quan niệm sai lầm thứ hai về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quóc đó là cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái khác nhau trong Đảng. Quan điểm này dần bị thu hẹp khi ngày càng có nhiều người nhận ra Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo khác hẳn những người tiền nhiệm của ông. Giống như trong một bài báo gần đây đã chỉ ra, “Tập Cận Bình tự ý thức rất rõ khi là thành viên thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” và thấy mình có sứ mệnh, nhiệm vụ hồi sinh đảng khi mà lực lượng cầm quyền đã bị tham nhũng và quan liêu làm xói mòn”. Nói cách khác, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đang ở thế mạnh bởi người cầm quyền hiện tại đang cực lực phản đối chương trình cải cách của ông. Để có thúc đẩy cải cách, trước tiên Tập Cận Bình phải củng cố quyền lực trong tay. Quan trọng hơn, ông cần đưa người của mình cài vào những vị trí quan trọng, không phải vì lợi ích cá nhân nhưng để thực hiện được cải cách, ông cần có những thay đổi về nhân sự.

Quan niệm sai lầm thứ ba về chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đó là nó chỉ chống tham nhũng mà không có những cải cách cơ bản nào khác. Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất. Ở Trung Quốc, các cải cách phải được đưa ra một cách cẩn thận để chúng có thể diễn ra trôi chảy, từ từ. Tập Cận Bình đã rất khôn ngoan khi sớm nhấn mạnh trong nhiệm kỳ của mình rằng Trung Quốc cần tránh “sai lầm cơ bản và có thể đảo ngược”, nghĩa là các Chính sách cực tả và cực hữu. Điều này có thể xuất phát từ quan điểm của Đảng, các cải cách theo đúng thứ tự sẽ là: chống tham nhũng trước, sau đó cải cách kinh tế, cải cách xã hội, cải cách quản lý và cuối cùng là cải cách chính trị. Và cải cách chính trị ở đây không cần phải theo phong cách cải cách chính trị của phương Tây, đó là điều mà rất nhiều nhà bình luận phương Tây đã nhầm lẫn khi đánh giá về chính trị Trung Quốc. Điều quan trọng là không sử dụng các chuẩn mực về cải cách chính trị của phương Tây như luật pháp, kiểm tra và cân bằng để đánh giá cải cách chính trị ở Trung Quốc. Làm vậy sẽ phạm những sai lầm tuyến tính liên quan đến lịch sử. Trung Quốc cuối cùng sẽ chuyển sang một nền dân chủ và sẽ là một mô hình độc đáo của nền dân chủ, khác với mô hình của phương Tây.

Quan niệm sai lầm thứ tư về chiến dịch này đó là nó sẽ làm tổn hại nền kinh tế đang tăng trưởng của Trung Quốc. Mặc dù điều này có vẻ nói lên sự liên quan giữa sự suy thoái kinh tế trong thời gian gần đây của Trung Quốc (đặc biệt là thị trường nhà ở và ngành công nghiệp nhà hàng) với chiến dịch chống tham nhũng, cần lưu ý, mối tương quan này không phải là nguyên nhân và chiến dịch chống tham nhũng thực sự có lợi cho sự tăng trưởng lâu dài của Trung Quốc. Như một nhà kinh tế học Trung Quốc đã chỉ ra, chiến dịch chống tham nhũng có thể mang lại 3 lợi ích cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc:

1. Nó làm tăng phúc lợi cho người dân bởi giúp cân bằng vị thế xã hội

2. Nó có thể giúp nền kinh tế thị trường trưởng thành hơn.

3. Nó có thể giúp Trung Quốc tránh bị rơi vào “bẫy thu nhập bình quân” – thứ đã cản trở nhiều quốc gia đang phát triển khác.

Giáo sư Zheng Yongnian thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã chỉ ra, chiến dịch chống tham nhũng ngày nay của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị mới. Hơn cả chống tham nhũng, nó tái thiết tính hợp pháp và cấu trúc chính trị của Trung Quốc. Cần phải nhìn nhận chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc từ quan điểm của Trung Quốc chứ không phải của phương Tây.

Bảo Linh (Theo Thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news