Bao lâu nay, vùng thảo nguyên ở Almaty của Kazakhstan luôn là địa điểm bị các du khách 'lãng quên' vào mùa hạ, nhưng đến mùa đông nó lại trở nên tấp nập lạ thường.
Nguồn cơn chính là hiện tượng bất thường đã xảy ra tại đây khiến nhiều du khách tò mò và tìm đến, theo DM.
Khu vực này nằm giữa hai ngôi làng có tên Kegen và Shyrganak giữa những cao nguyên tuyết trắng.
Tại đây xuất hiện sừng sững là ngọn núi lửa băng cao đến 14m và liên tục phun ra nước khiến nó nhanh chóng bị biến thành băng chỉ trong vài giây.
>>Có thể bạn quan tâm: TOP 3 bộ phim giúp bạn 'lên dây cót' tinh thần với ý chí tích cực ngay khi xem xong vài phút!
Hiện tượng núi lửa được xem là vết nứt bị gãy trên lớp vỏ của trái đất và chính điều này khiến dung nham, tro núi lửa cũng như khí thoát ra.
Nhưng với cấu trúc độc đáo, ngọn núi lửa băng này như một ngọn núi lửa nhu nhỏ, thay vì phun ra dung nham nóng thì nó phun ra nước.
Cảnh tượng kỳ diệu này không còn quá xa lạ với những người dân tại địa phương và nhanh chóng được Cộng đồng mạng săn tìm những hình ảnh đặc biệt để chia sẻ với nhau trên MXH.
Trong một bài đăng mới đây của tài khoản trên Instagram, ngọn núi lửa băng được xem là kết quả của một con suối ngầm phun nước vào quanh năm.
Mùa hè, nó có thể tạo ra thảm thực vật xanh tươi với chiều dài đến hàng chục mét. Tuy nhiên, khi sang đến mùa đông, nhiệt độc chỉ còn dưới 0 độ C thì nước đóng băng và tạo nên hình ngọn núi lửa băng kỳ vĩ.
Nhiều người để thỏa mãn trí tò mò đã không ngần ngại đến đây và chụp ảnh với ngọn núi lửa băng khổng lồ này.