Theo thông tin tờ Guardian ngày 26/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đang "bằng mặt nhưng không bằng lòng" vì các bất đồng về công cuộc cải cách kinh tế.
Hai bài viết đăng trên Nhân dân nhật báo-cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 9,10/5 đã chỉ ra rằng, ông Tập Cận Bình hiện đang bày tỏ thái độ không bằng lòng với các chủ trương cải cách kinh tế của ông Lý.
Bài viết đăng ngày 9/5 dài 6.000 chữ đăng trên trang nhất có tựa đề: “Phương hướng kinh tế Trung Quốc căn cứ vào tình hình quí 1: người trong cuộc nói về thực trạng kinh tế Trung Quốc”. Bài viết với nội dung cảnh báo về cuộc chạy đua vì mục đích tăng trưởng kinh tế dẫn đến núi nợ công cao. Việc làm này có thể khiến Trung Quốc rơi vào trạng thái bất ổn về tài chính.
Ngay sau đó, một bài viết thứ hai, là xã luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đăng lên chỉ trong vòng 24 giờ. Trong bài viết, Tập Cận Bình đã trình bày cái nhìn của người trong cuộc về những bất ổn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải cũng như chương trình kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế.
Các bài viết được đăng tải dồn dập làm gia tăng sự đồn đoán về sự bất đồng quan điểm ở cấp cao nhất giữa ông Tập Cận Bình với Thủ tướng Lý Khắc Cường-người chuyên phụ trách các vấn đề kinh tế.
Quan hệ Lý-Tập: Bằng mặt nhưng không bằng lòng vì bất đồng trong các Chính sách cải cách kinh tế. |
Trong bài phỏng vấn với báo Bưu điện Hoa Nam, nhà bình luận Harada Issaku nhận định, bài báo của tờ Nhân dân Nhật báo không chỉ hé lộ bất đồng sâu sắc giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, nó còn phơi bày ra cuộc đấu đá quyền lực đang ngày càng khốc liệt hơn giữa hai người đàn ông quyền lực này. Cuộc chiến dường như đang lên đến đỉnh điểm, khi mà ông Tập hiện đã nhờ đến sự ảnh hưởng của giới truyền thông để thúc đẩy chủ trương của mình.
Nhà phân tích này cũng cho biết, hai người đàn ông quyền uy này hiện đang đối đầu nhau trong việc lựa chọn giữa hai chính sách: ưu tiên ổn định kinh tế hay tái cơ cấu kinh tế.
Nhà báo chuyên bình luận về các vấn đề chính trị-ông Vương Hướng Vỹ có bài trên SCMP-Hồng Kông. Bài viết chỉ ra rằng, hai bài báo đăng tải nêu trên đã cho thấy quyết tâm của ông Tập Cận Bình tronh việc lèo lái nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh hiện đang có sự bất đồng quan điểm giữa giới lãnh đạo về phương hướng tổng thể của nền kinh tế.
Ông Vương mô tả cuộc phỏng vấn trên trang nhất của Nhân dân nhật báo là một sự “phủ nhận” những nỗ lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong công cuộc vực dậy sức tăng trưởng kinh tế bằng cách cho vay nợ ngân hàng.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thông qua gói cho vay với số tiền kỷ lục lên đến 4.600 tỉ nhân dân tệ (tương đương với khoảng 477,4 tỉ bảng Anh). Cũng chính nhờ gói vay nợ khổng lồ trên, nền kinh tế của đất nước có dân số đông nhất thế giới này đã ổn định trong quí 1 của năm 2016. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã dẫn đến nghi vấn về quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc.
Theo trang tin Guardian, các nhà phân tích của Trung Quốc cảm thấy “bị lừa” về sự bí mật trong cuộc tranh luận về việc đưa ra các chính sách tại cấp lãnh đạo, lại được phơi bày trên trang nhất của Nhân dân nhật báo.
Một số nhà phân tích nhận định rằng, những bài báo kể trên chính là “giấy trắng mực đen” thể hiện rõ dấu hiệu rạn nứt trong mối quan hệ Tập-Lý. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, đây là thể là cơ sở cho những đồn đoán về việc trong năm 2017, ông Vương Kỳ Sơn-người có công lèo lái công cuộc chống tham nhũng đả hổ diệt ruồi, sẽ lên thay ông Lý Khắc Cường, đảm nhận chức vụ Thủ tướng Trung Quốc.
Họ đã đưa ra bằng chứng để chứng minh cho dẫn chứng của mình vì họ nghi ngờ bài viết đầu tiên được Lưu Hạc-một nhà kinh tế từng theo học tại Đại học Harvart danh giá và cũng là bạn học của Tập Cận Bình những năm 1960. Hiện nay, ông Lưu Hạc được biết đến trên danh nghĩa cố vấn thân cận nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Để dẫn chứng, họ nêu rõ sự nghi ngờ rằng bài viết thứ nhất trên Nhân dân nhật báo là của Lưu Hạc, một nhà kinh tế từng học Harvard và là bạn học của ông Tập vào những năm 1960. Hiện Lưu Hạc là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Tập.
Một trang tin chuyên về kinh tế chính trị của Trung Quốc cũng đưa ra một kịch bản có thể xảy ra khi ông Lý sẽ không phụ trách mảng kinh tế trong năm tới. Và người được ngắm sẵn cho chức vụ này chính là ông Vương. Từ quan điểm cải tổ kinh tế, ông Vương Kỳ Sơn chính là người phù hợp nhất vì ông có uy tín lớn, có thêt hành động hiệu quả hơn trong giới cầm quyền. “Một số người đang vô cùng e dè ông ấy”.
Giới chuyên gia nhận định, bài báo trên đưa ra lời thông báo rõ ràng về việc đang có những thay đổi lớn về mặt chủ trương, hoặc chúng được đưa ra như một lời cảnh báo về việc sẽ không có gói kích cầu lớn nào tương tự như trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2009.
Nghiêm Thu