Tin mới

Bất chấp ngành than nội địa khủng hoảng, Trung Quốc vẫn nhập khẩu than từ Triều Tiên

Thứ sáu, 27/05/2016, 16:18 (GMT+7)

Bất chấp việc ngành than trong nước khủng hoảng thừa, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu than từ Triều Tiên vì lo ngại sự sụp đổ của kinh tế Bình Nhưỡng.

Bất chấp việc ngành than trong nước khủng hoảng thừa, nhưng Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu than từ Triều Tiên vì lo ngại sự sụp đổ của kinh tế Bình Nhưỡng.

Hiện nay, ngành than đá toàn cầu đang rơi vào cuộc suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu sử dụng giảm mạnh, chủ yếu bị chi phối bởi Trung Quốc-quốc gia vốn chiếm một nửa tổng nhu cầu toàn cầu. Nhu cầu giảm mạnh do nỗ lực giảm ô nhiễm và sản xuất dư thừa của chính phủ Trung Quốc.

Trong nỗ lực này, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm khoảng 1,8 triệu việc làm trong các công ty sản xuất thép và than đá nhà nước, trong đó 1,3 triệu công nhân ngành than.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành than nước nhà lao đao vì khủng hoảng và suy thoái, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu than từ Bình Nhưỡng. Chỉ riêng trong năm 2015, kim ngạch nhập khẩu than đá của Trung Quốc từ Triều Tiên đã tăng 26,9%, với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 1 tỷ USD.

Bất chấp sự khủng hoảng của ngành than trong nước, Trung Quốc vấn tiếp tục nhập khẩu than từ Triều Tiên.

Trung Quốc đã cam kết sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt để giảm thiểu tối đa nguồn tiền phục vụ cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng từ chối áp dụng lên ngành than.

Một lãnh đạo của công ty nhập khẩu than đá và các sản phẩm từ Triều Tiên cho biết, "không nhận được chỉ đạo liên quan đến việc ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên".

Tính đến thời điểm này, than là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên, cũng là một trong số những nguồn thu lợi nhuận về cho nước này.

Một số nhà phân tích nhận định, nếu Bắc Kinh kiên quyết "cứng" với Bình Nhưỡng trong vấn đề này có thể dẫn tới thảm họa kinh tế. Phó Giám đốc Chương trình  Chính sách hạt nhân thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng gia Thống nhất về An ninh và Quốc phòng Anh nhận định, đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn mở rộng đàm phán để miễn trừng phạt ngành than của Bình Nhưỡng.

Trước đó, Hội đồng Đối ngoại Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc coi sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu. Một số nhà quan sát nhận định, một lý do quan trọng khiến Trung Quốc coi trọng kinh tế Triều Tiên là lo ngại làn sóng người tỵ nạn từ Triều Tiên đổ sang Trung Quốc nếu kinh tế nước này sụp đổ.

Trung Quốc vốn là đồng minh thân cận lâu năm đối của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, để tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, thời gian gần đây Trung Quốc cũng đã cùng Liên Hợp Quốc và các quốc gia khác áp dụng các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất đối với Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của nước này hồi đầu năm.

Nghiêm Thu 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news