Thái giám là một trong những "nghề nghiệp" rất đặc biệt của Trung Hoa thời cổ đại. Với tính chất đặc thù, người đàn ông bước vào con đường này sẽ phải "tịnh thân" đầy đau đớn và nguy hiểm. Do đó, thái giám thường là lựa chọn với những người đàn ông bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng.
>>> Xem thêm: Lý do cơ thể của thái giám luôn có mùi lạ, có người đứng xa 300m vẫn nồng nặc
Tuy nhiên trái ngược với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng đây là một nghề nghiệp thấp hèn, thái giám của các triều đại hoàn toàn có thể được hưởng mức lương bổng, đãi ngộ thậm chí còn hơn cả nhiều công nhân viên chức hiện nay.
Về thu nhập của tầng lớp thái giám bình thường, ta có thể lấy quy định của Thanh triều nói riêng để làm ví dụ. Nhờ kế thừa kinh nghiệm của các triều đại trước, nhà Thanh bắt đầu chiêu mộ tầng lớp này để làm việc trong hoàng cung và áp dụng một chế độ cực kì nghiêm khắc để tránh tình trạng chuyên quyền.
Thái giám của nhà Thanh được chia làm 20 cấp bậc. Tuy nhiên nếu phân chia tổng quát nhất thì thái giám thời nhà Thanh sẽ có 3 loại: Thái giám bình thường, thái giám thủ lĩnh và thái giám tổng quản.
Nếu phân chia một cách tổng quát thì tầng lớp thái giám Thanh triều chủ yếu gồm 3 loại: Thái giám bình thường, thái giám thủ lĩnh và thái giám tổng quản.
>>> Xem thêm: Bí ẩn về ngôi mộ cổ của viên thái giám từng 'hô mưa gọi gió' thời nhà Thanh
Trong 3 loại này, phạm vi công việc cũng được chia thành 2 nhóm. Thái giám bình thường thường đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn trong hoàng cung. Nhóm thái giám bên cạnh Thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu đều là Tổng quản thái giám và Thủ lĩnh thái giám.
Thu nhập của các thái giám trong triều nhà Thanh có quy định rõ ràng. Số tiền nhận được liên quan đến cấp bậc của các thái giám trong hoàng cung. Cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.
Thái giám tổng quản lương tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Đối với thái giám thông thường thì con số này ở mức 2 lượng bạc và 2 đấu gạo.
Vào thời nhà Thanh, 1 lượng bạc tương đương khoảng 500 nhân dân tệ ngày nay, mỗi đấu gạo xấp xỉ 15 tệ. (Theo Qulishi).
Nếu quy đổi dựa trên con số này, thì thu nhập của thái giám tổng quản Thanh triều sẽ là 4000 NDT (xấp xỉ khoảng 13 triệu 600 ngàn tiền Việt) cho mỗi tháng.
Tương tự như vậy, thu nhập của thái giám bình thường sẽ vào khoảng hơn 1000 NDT, tức là xấp xỉ khoảng hơn 3 triệu 400 ngàn Việt Nam đồng.
Ngoài nguồn thu nhập từ lương bổng, thái giám còn có các khoản thưởng khác. Nếu như họ hoàn thành nhiệm vụ mà chủ nhân giao phó thì họ sẽ có cơ hội nhận được tiền thưởng hoặc các hiện vật.
>>> Xem thêm: Thái giám trong 'Khang Hy vi hành' thành triệu phú nhờ nuôi gà
Một trong những khoản "lậu" được các thái giám ưa thích nhất chính là đưa tin của hoàng thượng đến các triều thần. Thuật ngữ thánh chỉ vốn không còn quá xa lạ với nhiều người và chính thái giám là những người truyền tin này.
Mỗi lần như vậy, các quan viên này đều sẽ biếu thái giám tiền trà nước để duy trì mối quan hệ, dò hỏi thông tin hoặc nhờ họ nói đỡ dăm ba câu với nhà vua. Số tiền trà nước này có khi lên tới 400, 500 lượng bạc, hoặc ít thì cũng khoảng 40, 50 lượng.
Từ đó không khó để nhận thấy, chỉ nhờ vào tuyên đọc 1 đạo thánh chỉ, các hoạn quan thời xưa đã có thể thu về tới 20 vạn nhân dân tệ, bằng với mức thu nhập cả năm của một trí thức bình thường tại Trung Quốc ngày nay.
Dẫu biết con đường trở thành một thái giám sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn, khó khăn và thậm chí cả nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nếu khôn khéo, họ có thể kiếm được khối gia tài vượt trội hơn phần lới bách tính thời ấy.