Tiểu hành tinh 136795 (1997 BQ) đang bay quanh Mặt trời trên một quỹ đạo mà sẽ đưa nó đến gần Trái đất. NASA đã theo dõi hàng chục vật thể tiếp cận gần Trái đất (NEO) mỗi tháng nhưng hiếm khi chúng gây ra mối quan ngại nào. Tuy nhiên, tiểu hành tinh BQ là thiên thạch lớn nhất bay qua Trái đất từ giờ đến tháng 7 và nhắc cho các nhà khoa học nhớ về những nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian sâu.
Tiểu hành tinh BQ sẽ ở gần Trái đất nhất hôm nay, bay cách chúng ta 0.04115 đơn vị thiên văn (au). Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất của NASA (CNEOS) theo dõi tất cả các NEO ở cách hành tinh xanh 0,05 au, tức là hơn 4,5 triệu dặm. Nói cách khác, vào khoảng 16h45 ngày 21/5 (giờ EDT, tức 3h45 ngày 22/5 theo giờ Việt Nam), tiểu hành tinh sẽ cách chúng ta hơn 6,15 triệu km, xa gấp 16 lần Mặt trăng.
NASA cho biết: "Khi chúng quay quanh mặt trời, NEOs đôi khi có thể tiếp cận gần Trái đất. Cần lưu ý rằng khoảng cách gần trong thiên văn có thể là rất xa đối với con người, tức là hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu kilomet".
Thiên thạch này được phát hiện lần đầu trong hệ mặt trời là vào năm 1997 và được quan sát lần gần đây nhất là vào ngày 15/2/2020. Dựa trên độ sáng của nó, các nhà thiên văn ước tính được đường kính của tảng đá vào khoảng 668-1,4km. Chỗ hẹp nhất của tiểu hành tinh BQ có chiều cao tương ứng với tháp Canton ở Quảng Châu, Trung Quốc. Chỗ rộng nhất cao hơn tòa nhà chọc trời Burj Dubai ở Dubai, UAE. Và mặc dù tiểu hành tinh không gây ra mối đe dọa nào cho Trái đất ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai nhưng những tiểu hành tinh lớn như thế này có thể gây ra thảm họa.
NASA đã dự đoán bất cứ thiên thạch nào có đường kính lớn hơn 1km có thể tác động đến toàn thế giới. Do đó, tiểu hành tinh này được coi là đối tượng "có khả năng gây nguy hiểm".
Những tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm là tất cả các thiên thạch có đường kính hơn 140m bay cách Trái đất 0,05 au.