Theo Big Think, các nhà khoa học Nhật Bản do tiến sĩ Akihiko Yamagishi của Đại học Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu đã phát hiện ra vi khuẩn Deinococcus radiodurans có thể tồn tại tới 8 năm trong không gian. Họ đã nghiên cứu vi khuẩn này trên Trạm vũ trụ quốc tế.
Deinococcus đôi khi còn được gọi với biệt danh “phiên bản thám tử Conan của vi khuẩn” vì năng lực sinh tồn đáng nể bất chấp điều kiện môi trường khắc nghiệt. Các chuyên gia đã tìm thấy chúng đang trôi nổi ở độ cao hơn 12.000 m so với mặt đất.
>>> Xem thêm: Phát hiện đột phá về 'lõi sâu địa ngục' quyết định sự tồn vong của Trái Đất
Nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng vi khuẩn Deinococcus radiodurans được sử dụng trong thí nghiệm thậm chí có thể đi từ Trái đất đến sao Hỏa, cho thấy có khả năng nguồn gốc chúng ta bắt đầu từ ngoài Trái đất.
“Các kết quả cho thấy Deinococcus có thể tồn tại trong quá trình di chuyển từ Trái đất đến Sao Hỏa và ngược lại, khoảng vài tháng hoặc vài năm trong quỹ đạo ngắn nhất. Các tác giả tính toán một quả cầu đường kính 1mm của Deinococcus sẽ bảo quản vi khuẩn ở trung tâm trong tám năm trong không gian”, Yamagishi cho biết.
Phát hiện mới cho thấy không thể loại trừ khả năng có vi khuẩn từng “di dân” từ hành tinh đỏ đến địa cầu trong quá khứ.
“Nếu vi khuẩn có thể tồn tại trong không gian, chúng có thể được chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác. "Chúng tôi không biết sự sống xuất hiện lần đầu ở đâu. Nếu sự sống bắt nguồn trên Trái đất, nó có thể đã được chuyển đến sao Hỏa. Ngoài ra, nếu sự sống xuất hiện trên sao Hỏa, nó có thể đã được chuyển đến Trái đất ... nghĩa là chúng ta có nguồn gốc từ sao Hỏa”, ông Yamagishi trả lời phỏng vấn New Scientist.