Ngày 2/5, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố khoảng 80% số pháo M777 và một nửa số đạn 155 dành cho loại pháo này đã được chuyển giao cho Ukraine như lời hứa. Ngoài ra, Mỹ cũng đã cung cấp gần như toàn bộ khẩu đội pháo phản lực và radar phòng không, 5.000 tên lửa chống tăng Javelin theo cam kết, nhưng họ vẫn chưa giao chiếc trực thăng nào.
Các số liệu này được đưa ra từ một cuộc họp ngắn tại Lầu Năm Góc ngày hôm qua. Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên đã cho các phóng viên biết các con số chính thức về viện trợ quân sự của Washington cho Kiev.
Ban đầu, Biden hứa với Ukraine giao 18 khẩu pháo, nhưng sau đó đã bổ sung thêm 72 khẩu, cùng 140.000 viên đạn 155mm, 10 radar phản pháo, 2 radar giám sát đường không, 200 xe bọc thép chở quân M113, 100 humvee và 11 trực thăng Mi-17.
Theo Lầu Năm Góc, một nửa số đạn 155mm đã nằm trong tay Ukraine và mỗi ngày họ sẽ còn chuyển giao nhiều hơn nữa. Tổng cộng có 72 khẩu pháo và “gần như tất cả” các radar cũng đã giao hàng. Trong vòng 24 giờ qua, tổng cộng có 14 chuyến bay chở hàng đã khởi hành từ Mỹ và 11 chuyến bay khác dự kiến sẽ diễn ra vào ngày hôm sau,cùng với 23 chuyến bay từ 5 quốc gia khác.
Các chuyến bay tiếp tế này được cho là hạ cánh xuống Ba Lan. Sau đó, vũ khí được đưa qua biên giới Ukraine bằng đường bộ và đường sắt.
Lầu Năm Góc cũng tiết lộ rằng việc huấn luyện quân đội Ukraine để sử dụng các loại pháo mới đang diễn ra ở Đức. Lực lượng Vệ binh Quốc gia Florida đóng quân tại đây đã tiếp quản các cuộc tập trận đạn pháo từ Canada. Hơn 170 binh sĩ Ukraine đã được huấn luyện cách dùng M777 và 50 người khác sắp hoàn thành khóa học.
Một nhóm 20 binh sĩ Ukraine đã bắt đầu khóa đào tạo kéo dài một tuần về cách sử dụng máy bay không người lái chiến thuật Phoenix Ghost, quan chức này cho biết thêm. Tuy nhiên, các máy bay trực thăng Mi-17 vẫn chưa được chuyển giao cho Kiev.
Kể từ ngày 24/2, Mỹ đã cam kết viện trợ quân sự gần 15 tỷ USD cho Kiev, cao hơn gấp đôi toàn bộ ngân sách quân sự của Ukraine năm 2021. Tuần trước, Quốc hội đã thông qua một dự luật cho phép Nhà Trắng số lượng, chủng loại vũ khí đạn được gần như không giới hạn với cơ chế “cho mượn” thời Thế chiến II .
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các lực lượng vũ trang Ukraine đã mất 1.246 vũ khí pháo binh, không tính nhiều hệ thống phóng tên lửa, kể từ khi bắt đầu chiến sự. Nga cũng đã nhiều lần nhắm vào các kho chứa thiết bị được gửi từ phương Tây.
Nga đã tấn công quốc gia láng giềng vào cuối tháng 2, sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014. Moscow còn công nhận các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk tại vùng Donbass. Thỏa thuận do Đức và Pháp làm trung gian, được thiết kế để trao cho các vùng ly khai tình trạng đặc biệt tại Ukraine.
Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
(Theo RT)
>> Xem thêm: Trừng phạt Nga nhưng 10 nước châu Âu lại âm thầm 'chiều ý' Putin