Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết họ không gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine trừ khi Moscow và Kiev đạt được thỏa thuận. "Chúng tôi sẽ không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nếu không đạt được thỏa thuận với Ukraine", ông nói với kênh ZDF TV hôm 2/5. Ông cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nên "đạt được các thỏa thuận với Ukraine". Đây không nên là một "nền hòa bình áp đặt" mà ở đó Nga thực hiện các điều khoản của mình.
Khi được hỏi về Crimea, ông Scholz cho biết Đức không công nhận bán đảo này sáp nhập Nga.
Ông Scholz cũng nói rằng Ukraine nên được "bảo vệ chủ quyền và tự do của mình", "Nga không nên thắng, Ukraine không nên thua".
Ngày 27/4, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ghi nhận thành công của Nga trong việc chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, bày tỏ lấy làm tiếc về thực tế này. "Cho đến nay, chúng tôi thấy rằng Nga đang đối phó rất tốt với các lệnh trừng phạt", ông Morawiecki nói với các phóng viên và nói thêm rằng để "sửa chữa" tình hình, Warsaw sẽ làm việc để phát triển những hình phạt mới.
Trong khi đó, Chủ tịch ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo EU đang làm việc "tích cực" về một kế hoạch mới nhằm tấn công Moscow. "Gói trừng phạt thứ 6 sẽ có hiệu lực. Chúng tôi đang làm việc chuyên sâu về nó. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để không chỉ loại bỏ than đá như trước đó mà còn nhắm tới dầu mỏ", bà nói thêm.
Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đáp lại yêu cầu của người đứng đầu các nước cộng hòa Donbass để thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng Moscow không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine. Mỹ và các đồng minh đã đáp trả hành động của Nga bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt lớn và tăng tốc cung cấp vũ khí cho Kiev.
(Theo TASS)
>> Xem thêm: Trừng phạt Nga nhưng 10 nước châu Âu lại âm thầm 'chiều ý' Putin