Phụ tá Alexey Arestovich của Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng Kiev sẽ sử dụng những đợt cuồng loạn nếu Mỹ không cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa để chống Nga. Ông đưa ra tuyên bố này sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không gửi các tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Washington được cho là đang trên đà tăng cường trang bị vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Arestovich, một nhân vật chủ chốt trong đội ngũ tuyên truyền về các vấn đề quân sự của Ukraine đã chỉ ra phản ứng của Kiev nếu Mỹ không chuyển giao vũ khí như mong đợi. "Quyết định về hệ thống sẽ sớm được đưa ra và chúng tôi sẽ hiểu liệu họ có cung cấp hay không. Nếu không, chúng tôi sẽ có một cơn thịnh nộ", ông nói.
Mỹ dự kiến sẽ chuyển giao 2 loại hệ thống tên lửa cho Ukraine, Hệ thống phóng loạt M270 (MLRS) và Hệ thống tên lửa cơ động cao M142 (HIMARS). Cả 2 đều có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn lên đến 300km nhưng loại đạn hợp lý nhất cho chúng là tên lửa tầm ngắn hơn, có thể bắn chặn.
Ngày hôm qua, Tổng thống Biden cho biết Mỹ "sẽ không gửi các hệ thống tên lửa có thể tấn công Nga đến Ukraine". Ông không nói rõ nhưng nhiều người, trong đó có Arestovich tin rằng ông đang muốn nhắc đến đạn dược chứ không phải bệ phóng. "70km là quá đủ với chúng tôi" khi Biden đề cập đến các loại đạn nhỏ hơn.
Truyền thông đưa tin các quan chức Mỹ đã miễn cưỡng cung cấp tên lửa tầm xa hơn để có thể tấn công những mục tiêu tại Nga trong bối cảnh lo ngại Moscow coi đây là sự leo thang lớn. Nga đã quy trách nhiệm cho các lực lượng Ukraine về một số sự cố xuyên biên giới khiến người dân bị thương và gây thiệt hại bên trong nước Nga. Kiev không phủ nhận cũng không thừa nhận trách nhiệm với các vụ việc này.
Ukraine có nhiều bệ phóng tên lửa do Liên Xô sản xuất trong kho vũ khí của mình nhưng họ tuyên bố các hệ thống của Mỹ sẽ mang lợi thế cho nước này trên chiến trường. Quân đội Ukraine đã rút lui ở phía đông trong tháng này. Kiev cũng phải chịu thất bại ở Mariupol, nơi 2.000 bình sĩ đã đầu hàng Nga sau nhiều tuần bị phong tỏa.
Nga đã tấn công quốc gia láng giềng vào cuối tháng Hai, sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014. Cuối cùng, Moscow đã công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Thỏa thuận Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao cho các vùng ly khai tình trạng đặc biệt tại Ukraine.
Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
(Theo RT)
>> Xem thêm: Thiện chí của Putin với Ukraine, Kiev có biết nắm bắt?