Trong cuộc sống, nhiều loại thực phẩm lúc bình thường là nguyên liệu thơm ngon nhưng một khi đã ôi thiu, mọc mầm lại sản sinh độc tố. Bạn phải đặc biệt đề phòng những thực phẩm sau đây:
1. Mía mốc
Mía sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản đúng cách thì chắc chắn sẽ xuất hiện nấm mốc. Nấm Arthrinium trong mía bị mốc có thể tạo ra axit 3-nitropropionic và 0,5 gam có thể gây ra phản ứng ngộ độc.
2. Hạt mốc đắng
Nếu ăn phải hạt bị mốc đắng thì bạn phải nhổ ra ngay và súc miệng kịp thời. Vị đắng của hạt sẽ đến từ chất aflatoxin sinh ra trong quá trình nấm mốc. Nó hiện là chất độc nhất trong số các chất độc hóa học. Độc tính của aflatoxin cao gấp hàng chục lần so với asen, uống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan. Do đó, đừng liều nuốt hạt mốc, hạt đắng, thấy là phải nhổ ra ngay.
3. Khoai tây mọc mầm
Trong khoai tây có một chất độc alkaloid tự nhiên - solanine. Trong điều kiện bình thường, hàm lượng solanine cực kỳ thấp. Nhưng nếu khoai tây mọc mầm thì hàm lượng solanine trong mầm rất cao. Các triệu chứng ngộ độc solanine chủ yếu gồm buồn nôn, tê miệng và lưỡi, tiêu chảy... và nó sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.
4. Khoai lang đốm đen
Không nên mua và ăn khoai lang có đốm đen. Vi khuẩn đốm đen không dễ bị nhiệt độ cao tiêu diệt, có thể sinh ra chất độc xeton và cồn xeton. Những chất này chủ yếu gây tổn thương cho gan, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và sốt, trường hợp nặng có thể chảy máu và sốc.
5. Gừng mốc
Gừng để quá lâu dễ bị hư hỏng và mốc, sản sinh ra chất Safrole với hàm lượng cao. Chất này đã được WHO đưa vào danh sách các chất gây ung thư nhóm 2B. Nói chung, trong gừng tươi thì Safrole chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, không gây hại cho cơ thể người. Nhưng một khi gừng bị mốc, thối thì hàm lượng Safrole tăng mạnh, ăn lâu dài sẽ tăng nguy cơ ung thư.
6. Hoa quả thối, mốc
Những loại trái cây bị mốc dù một phần nhỏ cũng nên vứt bỏ chứ không được cắt lấy phần tươi ăn tiếp. Chất độc do nấm mốc tạo ra có thể lây lan từ phần bị thối qua dịch quả đến những phần còn tươi nguyên.