Tin mới

Loại rau dân dã trước chỉ cho lợn ăn nhưng bổ chẳng kém gì nhân sâm

Chủ nhật, 04/06/2023, 22:00 (GMT+7)

Rau khoai lang (hay còn được gọi là đọt khoai lang) là một loại rau dân dã, phổ biến trong các bữa ăn. Bên cạnh vai trò là thực phẩm, rau lang cũng là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh.

Ở nước ta, rau lang không còn là xa lạ và được trồng khá nhiều tại nhiều nơi, thậm chí còn được bán với giá rẻ như cho chỉ vài nghìn đồng một mớ. Loại rau dân dã này lại khiến nhiều người bất ngờ khi không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn được ví là "kẻ thù của ung thư". Theo Đông y, rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. 

Theo các nghiên cứu thì trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như:

Năng lượng: 22kcalNước: 91,8gProtein: 2,6gTinh bột: 2,8g

Ngoài ra, rau lang còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá khoai lang chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng chẳng kém rau bina (rau chân vịt) - loại rau được coi 'vua rau củ' - xếp hàng đầu trong số rau củ tốt nhất cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá khoai lang chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng chẳng kém rau bina (rau chân vịt) - loại rau được coi "vua rau củ" - xếp hàng đầu trong số rau củ tốt nhất cho sức khỏe.

Những Công dụng của rau lang

Chữa yếu sinh lý: Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Chống ung thư: Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống ôxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình ôxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống ôxy hóa trong huyết tương.

Được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, rau lang có khả năng chịu sâu bệnh tốt, dễ thích nghi với các điều kiện canh tác.
Được trồng ở nhiều nước nhiệt đới, rau lang có khả năng chịu sâu bệnh tốt, dễ thích nghi với các điều kiện canh tác.

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng hỗ trợ phòng các loại tế bào ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng và ung thư phổi. Cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kì tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin được tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy.

Chữa viêm khớp, thấp khớp: Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.

Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Hoặc rau lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

Rau khoai lang xào tỏi. Ảnh internet
Rau khoai lang xào tỏi. Ảnh internet

Phòng bệnh tiểu đường: Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Không những thế, đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Rau khoai lang ngừa táo bón: Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% - 1,97% nên có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa bệnh táo bón.

Trị buồn nôn, ốm nghén

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

So với củ khoai lang, phần lá có nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần.
So với củ khoai lang, phần lá có nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần.

Lưu ý khi dùng rau khoai lang

- Nên ăn rau lang cùng với 1 món thịt để cân bằng dinh dưỡng.

- Không ăn rau lang thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.

- Không ăn rau lang lúc đói vì có thể làm giảm đường huyết. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm ợ chua, sình hơi trướng bụng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news