Được mệnh danh là B-52 phiên bản Trung Quốc, những máy bay ném bom H-6K thực sự là đối thủ đáng gườm của Mỹ.
Ngày nay, chỉ có 3 quốc gia có máy bay ném bom hạng nặng tầm xa. Nga có 170 chiếc gồm Bear, Backfire và Blackjack. Mỹ có 160 chiếc gồm máy bay cánh cụp B-1, máy bay tránh radar B-2 và máy bay hạng nặng B-52.
Lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc nhỏ hơn, với khoảng 130 chiếc H-6. Hầu hết các máy bay H-6, sao chép từ máy bay Tu-16 từ thời Chiến tranh Lạnh của Nga, đều không thể sánh được về phạm vi hoạt động và tải trọng so với nhiều máy bay ném bom của Nga và Mỹ.
Nhưng điều này đang thay đổi. Sau nhiều năm làm việc, lực lượng không quân Trung Quốc được cho là đã trang bị cho 2 trung đoàn khoảng 36 máy bay ném bom với một phiên bản H-6 mới (H-6K) có nhiều khả năng hơn.
H-6K được xem là B-52 của Bắc Kinh - một máy bay ném bom hạng nặng tiết kiệm nhiên liệu, có tầm bay xa, kết hợp giữa một khung máy bay đơn giản, đang trong thời gian thử nghiệm với các thiết bị điện tử hiện đại và các loại vũ khí mạnh mẽ, chính xác. Mặc dù để công bằng mà nói thì B-52 bay xa hơn, mang theo được nhiều bom và tên lửa hơn so với H-6K.
Tuy nhiên, băng qua Thái Bình Dương rộng lớn, nơi mà khoảng cách áp đảo khiến hầu hết các loại máy bay khó lòng mà hoạt động hiệu quả, H-6K có thể chứng minh nó là một trong những máy bay quan trọng nhất của Trung Quốc trong thời chiến.
Nhưng H-6K có một điểm yếu lớn, điều mà khiến bản thân nó khó lòng hoàn thành vai trò của một máy bay ném bom.
Máy bay ném bom tầm xa H-6K của Trung Quốc |
H-6K là một phiên bản máy bay ném bom thế kỷ 21 của Liên Xô, bay lần đầu vào tháng 4/1952. Tu-16 của Cục thiết kế Tupolev là một máy bay ném bom phản lực lớn đầu tiên của Liên Xô. Được trang bị 2 động cơ tua-bin phản lực AM-3 lắp trong gốc cánh, Tu-16 cận âm có thể chở 10 tấn bom (hạt nhân hoặc thông thường).
Khi tải bom tiêu chuẩn và không tiếp nhiên liệu trên không, một chiếc Tu-16 có thể bay hơn 1.000 dặm trước khi cần phải quay trở lại.
Tu-16, NATO gọi là "Badger", được chứng minh là một máy bay đáng tin, mạnh mẽ hơn so với B-52 của Mỹ (bay lần đầu vào năm 1954, hiện vẫn đang được nâng cấp nhiều và còn đang rất mạnh).
Moscow đã nhanh chóng phát triển các phiên bản khác nhau của Tu-16 để trinh sát, tác chiến điện tử, tiếp nhiên liệu trên không và chuyên chở tên lửa hành trình cho các cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Các máy bay Tu-22M và Tu-160 nhanh hơn và mạnh hơn - NATO định danh tương ứng là "Backfire" và Blackjack - thay thế cho Badgers khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng Tu-16 lại gia nhập quân đội Trung Quốc.
[mecloud]: OEFdl1w1Vc[/mecloud]
Trung Quốc đã mua bản quyền Tu-16 từ cuối những năm 1950. Sau 60 năm, nhà sản xuất Tây An của Trung Quốc đã tạo ra gần 200 bản sao H-6 nhưng chất lượng kém hơn.
Cũng giống như Liên Xô, Trung Quốc đã biến đổi 4 loại H-6 cơ bản để thực hiện một loạt các nhiệm vụ. H-6A là máy bay ném bom tự động, H-6B là máy bay trinh sát, H-6C là máy bay ném bom thông thường. Có phiên bản máy bay chở dầu H-6U. Ngoài ra còn có các mô hình H-6H, M, K mang mang tên lửa hành trình.
Nhưng cho đến khi H-6K bay lần đầu vào năm 2007, tất cả các máy bay ném bom của Bắc Kinh vẫn còn chứa Tu-16 cổ điển từ những năm 1950 trong ruột. Việc thay thế các động cơ và các thiết bị điện tử cũ cho các máy bay hiện đại, H-6K đại diện cho bước nhảy vọt trên các máy bay ném bom Tây An cũ.
H-6K thay thế cho máy bay động cơ tua-bin AM-3 ban đầu, hoạt động hiệu quả hơn với những tua-bin quạt gió D-30. Nếu không tiếp nhiên liệu trên không, một máy bay H-6K được vũ trang có thể đi 1.900 dặm trước khi phải quay đầu - đây là một sự cải tiến lớn so với những mô hình cũ hơn.
Ấn tượng hơn nữa, một chiếc H-6K mà được tiếp nhiên liệu trên không 2 lần có thể bay khoảng 3.100 dặm từ căn cứ trong khi vận chuyển 12 tấn vũ khí, trong đó có tới 6 tên lửa chống tàu siêu âm YJ-12 hoặc các tên lửa hành trình tấn công mặt đất dưới âm tốc CJ-20, có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 250 và 1.500 dặm tương ứng.
Được các máy bay chở dầu hỗ trợ, một chiếc H-6K vũ trang YJ-12 và CJ-20 có thể đi sâu vào Thái Bình Dương, săn lùng tàu Mỹ hay thậm chí bay sát các tiền đồn máy bay ném bom chính của Mỹ ở Guam, cách Trung Quốc đại lục khoảng 3.000 dặm.
"Điều đó có thể xảy ra nếu nó qua mặt được hệ thống phòng không", nhà phân tích Hans Kristensen chỉ ra.
Nhưng vẫn chưa đủ an toàn khi bay xa. Các cuộc tấn công tầm xa - đặc biệt là chống lại những tàu thuyền di chuyển trên biển - đòi hỏi việc lên kế hoạch cẩn thận và nhắm mục tiêu chính xác. H-6K có một mái che radar ở mũi chứa radar không đối đất hiện đại có thể dẫn đường cho YJ-12 nhưng chưa chắc có thể phát hiện được mục tiêu cho CJ-20.
Thay vào đó, CJ-20 đòi hỏi các nhà hoạch định nhiệm vụ phải xác định tọa độ chính xác và nhập vào máy tính của tên lửa trước khi phóng đi. YJ-12 có bộ dò tìm riêng nhưng máy bay ném bom vẫn phải lốp tên lửa (bắn hình cầu) vào khu vực thích hợp để nó có cơ hội phát hiện và đánh chìm một con tàu.
Hiện nay, khả năng xác định mục tiêu có thể là giới hạn thực tế mà các máy bay H-6K cần khắc phục.
Trong chiến đấu, một máy bay ném bom tầm xa chỉ thể hiện được vai trò khi nó biết mình cần tấn công vào đâu. Và khi xảy ra tấn công ném bom bất ngờ, Trung Quốc có thể không sẵn sàng đưa H-6K vào tham chiến.
[mecloud]SQsQATWsIn[/mecloud]
Bảo Linh (Theo National Interest)