Nhắc đến Từ Hi, nhiều người không còn lạ lẫm vì bà là nhân vật gây tranh cãi rất nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Dù là Hoàng Thái hậu nhưng thực tế, bà mới là người nắm quyền thực sự cuối triều Thanh. Cuộc sống của Từ Hi khi ấy xa hoa và thối rữa, dẫn đến sự sụp đổ của Thanh triều.
Mọi người đều biết, sau khi nhà Thanh nhập quan đã thực hiện Chính sách bế quan tỏa cảng, tự cho mình là số một trên thế giới, hoàn toàn không coi trọng các quốc gia khác, thể hiện sự kiêu ngạo... Điều này khiến việc tiếp xúc với những điều mới mẻ của thế giới bên ngoài trở nên khó khăn, khiến khoảng cách giữa Trung Quốc với các nước Âu Mỹ ngày càng rộng lớn.
Thời Khang Hy và Càn Long được gọi là thời đại thịnh vượng cuối cùng của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu suy tàn từ thời điểm này nhưng không rõ ràng.
Đến cuối nhà Thanh, triều đại này đã trên bờ vực sụp đổ và dưới sự cai trị của Từ Hi thì hoàn toàn suy kiệt. Thực tế từ thời điểm này, Trung Quốc đã bắt đầu đi xuống dốc, chỉ là không rõ rõ ràng thôi.
Năm 1901 là dịp kỷ niệm 66 tuổi của Từ Hi. Mặc dù thời điểm đó đã là lúc triều đại rơi vào tình trạng suy yếu nhưng Từ Hi vẫn chú trọng đến sự hào hoa và lễ nghi.
Khi đó, Viên Thế Khải là Trực Lệ Tổng đốc đã chi hàng vạn lượng bạc để mua một chiếc ô tô từ nước ngoài. Đó là món quà sinh nhật lớn nhất dành cho Từ Hi. Mặc dù Từ Hi đã trải qua một cuộc sống giàu có, thảnh thơi nhưng đối với chiếc ô tô - một món đồ chơi phương Tây, thì đó là lần đầu tiên bà thấy. Tự nhiên, bà tò mò và ra lệnh cho mọi người chạy thử chiếc ô tô. Khi chiếc ô tô chạy, Từ Hi thốt lên: "Chiếc xe này không cần ngựa kéo, vẫn chạy nhanh như vậy, chắc chắn phải ăn rất nhiều cỏ phải không?".
Mặc dù chỉ là một câu nói không suy nghĩ, nhưng nếu suy ngẫm kỹ, với tư cách là người cầm quyền cao nhất Đại Thanh mà lại không biết gì về một số công nghệ tiên tiến từ phương Tây thì đó là sự thiếu hiểu biết và lạc hậu. Điều này đã vô tình tiết lộ sự thật về sự sụp đổ của nhà Thanh, cho thấy triều đại này khi ấy đã quá kém cỏi.
Sau này, Từ Hi không sử dụng chiếc ô tô này nhiều, bởi bà cho rằng với tư cách Hoàng Thái hậu một nước, để tài xế ngồi trước mặt mình là mất đi uy nghi. Do đó, Từ Hi thà ngồi trên chiếc xe ngựa còn hơn hạ mình đi ô tô.
Là một trong số ít phụ nữ trong lịch sử Trung Quốc nắm quyền lực chính trị trong thời gian dài, Từ Hi đặc biệt giỏi trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực giữa những người thân và cận thần, từ đó bảo vệ quyền lực của chính mình.
Tuy nhiên, bà hoàn toàn không quan tâm đến nỗi đau khổ của dân thường mà chỉ vùi mình trong sự sung túc của bản thân, phá hoại quốc khố, ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng làm nhục đất nước, khiến nhà Thanh gặp nguy hiểm. ... Có thể nói, sự tham nhũng của Từ Hi đã gián tiếp dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh.