Võ Tắc Thiên được biết đến là một trong những mỹ nhân tài sắc vẹn toàn ở chốn hậu cung thời Đường.
Tuy nhiên trong suốt 11 năm hầu hạ bên cạnh Đường Thái Tông, khi ông mới 40 tuổi cho đến khi qua đời, Võ Tắc Thiên vẫn không sinh được đứa con nào và cấp bậc cũng không hề được thăng tiến.
Vén màn bí ẩn về nữ hoàng đế duy nhất của lịch sử Trung Hoa, nhiều câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Võ Tắc Thiên mới dần dần được hé lộ.
Theo những gì mà sử sách ghi lại, mối quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Đường Thái Tông trên thực tế là mối 'nghiệt duyên' khi cả hai đều có cái tôi vô cùng lớn và không nên xuất hiện bên cạnh nhau.
Võ Tắc Thiên có xuất thân khá tốt khi có cha là Võ Sĩ Hoạch - công thần lập quốc triều Đường.
Do đã từng có công hỗ trợ Lý Uyên khởi binh, sau khi nhà Đường được thành lập đã được coi là một trong 21 nguyên tòng công thần, làm đô đốc ở Hình Châu và được phong làm Quốc công. Võ Tắc Thiên lúc này cũng đi theo cha tới Hình Châu và rời xa triều Đường.
Tuy nhiên, cuộc sống tươi đẹp không kéo dài được bao lâu khi Võ Tắc Thiên 12 tuổi, cha cô là Võ Sĩ hoạch đã qua đời.
Mẹ của Võ Tắc Thiên là Dương Thị (vợ kế) đành đem Võ Tắc Thiên về kinh thành để sinh sống.
Sau khi hai mẹ con rời xa nhà họ Võ thì cuộc sống không được thoải mái như trước và có ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai sau này của Võ Tắc Thiên.
Vốn có cuộc sống của thiên kim tiểu thư, đến tuổi lấy chồng sẽ được tìm một gia đình môn đăng hộ đối để gả.
Với thân phận của Võ Tắc Thiên cùng với tài năng và khí chất, dung mạo của cô thì việc gả cho một hoàng tử để làm Vương Phi cũng là điều hết sức bình thường.
Tuy nhiên, sau khi cha mất, Võ Tắc Thiên không còn người chống lưng và trở thành bình hoa di động, khó có thể được gả đến một nơi có thân phận tương xứng với mình.
Vào thời điểm rối ren, nhân vật quan trọng và có công thay đổi toàn bộ cuộc đời của Võ Tắc Thiên bất ngờ xuất hiện. Đó chính là Sào Thích Vương Phi họ Dương. Bà là cháu gái họ của ông ngoại Võ Tắc Thiên - Dương Đạt, luận theo mối quan hệ thì là chị họ của Võ Tắc Thiên.
Đây vốn là người không hề đơn giản khi là vương phi của Tề Vương Lý Nguyên Cát.
Say sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân đã tiêu diệt hết đường dây của Tề Vương nhưng chỉ để lại bà.
Đối với người em dâu đã mất đi phu quân này thì Lý Thế Dân thân là anh chồng lại dành cho bà sự quan tâm hết sức. Bà không những sinh cho Lý Thế Dân con trai Lý Minh mà suýt chút nữa còn được Lý Thế Dân lập làm hoàng hậu. Nếu như không phải do Ngụy Chinh cực lực phản đối thì có lẽ bà đã có thể một bước thành phượng hoàng và bước lên đỉnh cao của danh vọng.
Dù được sủng ái nhưng do thân phận của bà nên bà cũng không có ưu thế gì trong hậu cung mà chịu cảnh 'thân cô thế cô'.
Lúc này bà mới nhớ đến cô em họ là Võ Tắc Thiên với ý định nếu như đem Võ Tắc Thiên vào cung thì tỷ muội đồng tâm, giảm đi áp lực cho mình.
Lúc này Võ Tắc Thiên ngoài sáng, có ưu thế về thân phận, trong khi bà trong tối lại nhận được sự ủng hộ của Đường Thái Tông thì việc cả hai phối hợp ăn ý sẽ rất tốt.
Quả không sai khi người xưa có câu 'Đả hổ thân huynh đệ, thượng trận phụ tử binh' (Tạm dịch rằng: Người thân họ hàng hiệp lực thì ắt sẽ thành công) và có lẽ hậu cung cũng chỉ cần có vậy.
Mùa đông năm 639 TCN, dưới sự giới thiệu của Sào Thích Vương Phi, Đường Thái Tông đã cho gọi Võ Tắc Thiên, lúc này mới 14 tuổi vào cung.
Tuy nhiên, hai chị em Võ Tắc Thiên lại không thể phối hợp ăn ý với nhau. Sào Thích Vương Phi dù sinh cho Lý Thế Dân con trai nhưng do thân thế nên mãi không thể sống được ở tiền đài.
Trong khi đó, về phía Võ Tắc Thiên, đây lại không phải là kiểu người mà Đường Thái Tông thích.
Trong nhiều tiểu thuyết lịch sử hoặc phim ảnh, Đường Thái Tông và Võ Tắc Thiên được mô tả có chuyện tình nồng nhiệt 'long trời lở đất' nhưng trong lịch sử cả hai không đến nỗi mặn nồng như vậy.
Đặt ra một câu hỏi rằng nếu như Đường Thái Tông thật sự thích Võ Tắc Thiên thì không có cớ gì trong suốt 11 năm, Võ Tắc Thiên lại không thể sinh cho Đường Thái Tông một người con nào.
Cũng chính vì không có con cái nên sau khi Đường Thái Tông băng hà, bà mới bị đưa đến Trường An Cảm Nghiệp tự làm ni cô.
Việc không có con cái được cho chịu ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề như tuổi tác, sức khỏe... nhưng thực tế giữa Võ Tắc Thiên và Lý Thế Dân lại không hề tồn tại vấn đề này.
Khi Võ Tắc Thiên bước vào chốn cung cấm, bà mới chỉ 14 tuổi và có thời gian hầu hạ Đường Thái Tông 11 năm nên không thể tồn tại chuyện chưa đến độ tuổi sinh nở. Thậm chí sau này khi được gả cho Đường Cao Tông Lý Trị, bà cũng đã sinh được 4 trai, 2 gái nên về sinh lý không hề có vấn đề gì.
Trong khi về phía Đường Cao Tông Lý Thế Dân, khi Võ Tắc Thiên vào cung, ông cũng mới 40 tuổi, không phải là tuổi tác quá cao.
Hơn nữa, sau này ông với Sào Thích Vương Phi còn sinh được Lý Minh nên điều này chứng minh sinh lý của ông không có vấn đề gì.
Khả năng duy nhất chính là Lý Thế Dân không thích Võ Tắc Thiên cho lắm hoặc không hề muốn có con với Võ Tắc Thiên.
Việc chọn Võ Tắc Thiên vào cung cũng chỉ vì bà quá xinh đẹp mà thôi.
Trong cuốn Cựu Đường Thư có ghi chép rằng khi Võ Tắc Thiên 14 tuổi, Thái Tông nghe nói bà xinh đẹp tuyệt trần, đưa vào cung và lập làm tài nhân.
Trong Tân Đường Thư cũng viết 'Ở tuổi 40, Thái Tông nghe nói bà có nhan sắc nên đã lập làm Tài Nhân'.
Dù vậy, không phải cứ xinh đẹp, tài năng là sẽ được đắc sủng. Ngoài việc không có con cái, thân phận Võ Tắc Thiên trong suốt 11 năm cũng vẫn mãi chỉ là một tài nhân ngũ phẩm.
Ở chế độ hậu cung của thời Đường, xếp trước tài nhân gồm hoàng hậu, quý phi, tứ phi, cửu tần, tiệp dư 9 người, mỹ nhân 9 người. Đây thực sự là địa vị tương đối thấp và hiểu đơn giản chẳng khác gì một cung nữ 'cao cấp'.
Nếu thực sự Lý Thế Dân sủng ái Võ Tắc Thiên thì sẽ không có chuyện bà phải ở vị trí tài nhân trong suốt 11 năm.
Chính vì không được sủng ái mà Võ Tắc Thiên không khỏi trải qua cảm giác buồn bã, ủ dột và gian díu với Lý Trị, trở thành một nhân vật lịch sử có cú 'lội ngược dòng' thành công nhất khi trở thành nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.