Đầu năm là dịp mọi người dành nhiều thời gian đi lễ chùa, đền, các lễ hội tôn giáo... đây là nét đẹp văn hóa và nhu cầu tâm linh không thể thiếu của người Việt. Tuy nhiên, gần đây việc mặc phản cảm tới những nơi thờ tự tôn nghiêm đang khiến cho nét đẹp văn hóa phai nhạt.
[mecloud]j38m08N9SA[/mecloud]
Việc mặc gì đi lễ tưởng như rất giản đơn, nhưng nhiều năm gần đây việc mặc phản cảm, mặc chưa phù hợp tới hành lễ những nơi thờ tự tôn nghiêm đang khiến nhiều người cảm thấy chướng tai, gai mắt.
Nếu như ngày xưa ông bà ta khăn xếp áo the gọn gàng lên chùa thì ngày nay khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì những nét đẹp ấy lại dần bị hao mòn. Thay vào đó nhiều người chọn cách ăn mặc có phần hở hang khi đi lễ chùa. Điều này đã xâm phạm không nhỏ đến chốn linh thiêng đền, chùa. Đi lễ chùa đầu năm phải có tâm, nhưng cái tâm ấy không chỉ thể hiện ở lòng thành mà còn ở lời ăn tiếng nói, cử chỉ đi lại và cách ăn mặc.
Dưới đây là một số gợi ý nên và không nên mặc gì để vừa đẹp, vừa thoải mái vừa phù hợp với không gian linh thiêng:
Không nên ăn mặc quá xuề xoà, hở hang, sặc sỡ khi đi chùa
Người đi lễ chùa không được mặc váy quá ngắn, quần cộc, áo ba lỗ, áo xuyên thấu, khêu gợi… đây là điều phạm giới bất kính và không phù hợp với không khí trang nghiêm, linh thiêng tại chùa chiền.
Đại đức Thích Chúc Tiếp - Chánh Văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên từng cho biết: “Váy ngắn tới chùa không chỉ trở nên lố bịch mà còn làm mất đi ý nghĩa của việc đi chùa, thậm chí làm mất đi phước phần của mình”. Ảnh: VNN |
Bạn cũng nên chú ý không mặc trang phục rườm rà lôi thôi gây vướng víu. Một lưu ý nhỏ khác là, nhiều đền chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.
Đẹp tuỳ nơi, chơi tuỳ chốn! Không phải lúc nào cũng có thể tự do thể hiện cá tính và sở thích của bản thân. Tôn trọng người khác cũng là một cách thể hiện của một người có phong cách đẹp. Ảnh: Internet |
Không nên đi giày cao gót, giày cao gót rất đẹp nhưng không phù hợp và cũng gây khó khăn khi bạn phải di chuyển nhiều. Tới lễ thần, phật hãy để cơ thể thảnh thơi.
Quần short kết hợp cùng legging tối màu, quần tất, quần short giả váy, đồ quá bó chẽn… là những kiểu trang phục tuy không hớ hênh nhưng cũng dễ gây phản cảm. Trong một không gian thiền thanh tịnh, với người đi lễ phần đông là các cụ già, những người trung niên thì những trang phục quá mức “xì - teen” như vậy sẽ không phù hợp.
Những trang phục nên lựa chọn khi đi lễ chùa
Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam.
Trang phục được khuyến khích mặc khi đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Internet |
Có rất nhiều trang phục trẻ trung, đẹp, hợp thời trang bạn có thể diện để đi lễ chùa đầu năm. Một trong những lựa chọn đó là áo dài truyền thống màu sắc giản dị.
Áo dài vừa kín đáo mà vẫn tôn lên được nét đẹp của chị em. Mặc dù có nhiều kiểu áo dài cách tân mới mẻ nhưng kiểu áo dài truyền thống với cồ tàu, quần trùng áo dài là lựa chọn thích hợp nhất để đến nơi tâm linh.
Áo dài vừa kín đáo mà vẫn tôn lên được nét đẹp của chị em. Ảnh: Internet |
Những chiếc sơ mi có cổ kín đáo, thanh thoát hay áo len cổ cao, áo khoác cổ bẻ kết hợp đều nằm trong danh sách lựa chọn an toàn.
Ngoài ra, bạn có thể chọn các kiểu quần jean, quần vải với độ ôm vừa phải, tối màu kết hợp cùng áo sơ mi, áo khoác gọn gàng.
Chọn quần có độ vừa cho cử động và có đàn hồi để hoạt động dễ dàng. Có thể chọn dáng quần ôm nhưng không ôm sát, không họa tiết và tối màu.
Bên cạnh việc lựa chọn trang phục thì một số chú ý khi đi lễ chùa các bạn cũng nên quan tâm:
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường.
2. Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của chùa về nhà làm của riêng.
3. Vào chùa nên từ cửa bên không đi từ cửa chính và không dẫm lên bậu cửa.
4. Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào chùa, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.
5. Không nênthắp hươngtrong chùa, bởi vì bên ngoài đã có lư hương.
6. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên.
7. Không nên lễ ở chùa bằng lễ mặn, chỉ cần hương hoa, quả hay kẹo bánh là được.
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Đức Hòa (tổng hợp)