Tin mới

10 sự thật "kinh ngạc" về cơ thể mà 99\% bạn không hề hay biết

Thứ ba, 03/10/2017, 10:44 (GMT+7)

Chắc chắn không ít bạn sẽ "mắt chữ A, mồm chữ O" khi tìm hiểu những sự thật kinh hoàng này về cơ thể mình.

Chắc chắn không ít bạn sẽ "mắt chữ A, mồm chữ O" khi tìm hiểu những sự thật kinh hoàng này về cơ thể mình.

Cơ thể người là một trong những "bộ máy" hoàn hảo nhất của tạo hóa nhưng cũng ẩn chứa vô vàn điều kì diệu bên trong. Nhưng liệu bạn có cho rằng, bạn đã hiểu hết về cơ thể mình?

Dám cá rằng bạn sẽ cực bất ngờ trước những hành động cơ thể "lén lút" làm mỗi ngày mà bạn không hề hay biết.

 

Não sử dụng 20% máu lưu thông trong cơ thể. Nếu não mất máu 8-10 giây, bạn sẽ mất ý thức. Trong khi tỉnh táo, não tạo ra từ 10 - 23 Watt năng lượng điện, đủ để thắp sáng một bóng đèn.

 

Nhà tâm lý học Paul Eckman đã khám phá ra khuôn mặt có khả năng tạo ra 7.000 chuyển động cơ khác nhau. Và có tất cả 6 biểu hiện trên khuôn mặt cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, tương ứng với 6 cảm xúc nguyên bản: Vui vẻ, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, giận dữ, ghê tởm.

 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tóc có khả năng chống chọi lại nhiều thứ, ngay cả 1 số loại hóa chất axit và ăn mòn. Thế nên không sai khi nói rằng, tốc độ phân hủy của tóc người rất rất chậm, đến nỗi dường như nó không hề phân hủy. 

 

Báo cáo đăng tải trên Tạp chí kết cấu Sinh học cho thấy, độ cứng của răng cá mập và răng người là ngang nhau. Độ cứng này không phải là toàn bộ khoáng chất tinh khiết mà là tổng hòa của tinh thể khoáng kết hợp với protein.

 

Trong dạ dày của chúng ta có chứa dịch vị - một dung dịch gồm axit HCl và một số loại enzyme tiêu hóa khác. Trong đó, axit dạ dày có nồng độ rất cao, đủ khả năng phân hủy cả kẽm.

 

Peter Selby, chuyên gia chứng loãng xương thuộc bệnh viện Hoàng gia Manchester, xương liên tục tái tạo - khoảng 10 năm/lần. Vì tốc độ tái tạo trong cơ thể khác nhau, xương cũ và xương mới đều cùng tồn tại.

Khi đến giai đoạn trung niên, tốc độ tái tạo của xương chậm lại, nên xương có xu hướng mỏng đi, đây chính là nguyên nhân hình thành chứng bệnh loãng xương. 

 

Ít ai biết một điều đó là trẻ em có nhiều xương hơn người lớn tới 30%. Cụ thể, khung xương của em bé có khoảng 260 - 300 chiếc, còn con số đó ở người lớn chỉ là 206. Dần dần những chiếc xương "thừa" sẽ thoái hóa dần đi khi những em bé lớn lên.

 

Sau khi tim ngừng đập, các tế bào thiếu oxy, nồng độ axit tăng, các enzim bắt đầu tiêu hóa màng tế bào sau đó tràn ra ngoài khi tế bào bị phá vỡ. Quá trình này thường bắt đầu từ gan và não, sau đó là tất cả các mô và cơ quan khác.

 

Khi ở trong cơ thể, một trái tim khỏe mạnh có thể bơm 2.000 lít máu đi qua 96.500 km của toàn bộ chiều dài hệ thống mạch máu trong cơ thể, đủ năng lượng để lái một chiếc xe tải chạy khoảng 32 km.

Và để có thể bơm được một khối lượng máu khổng lồ như vậy, tim cần hoạt động bơm hơn 1 lít máu mỗi 10 giây hay 5 lít máu/phút.

 

Ít ai ngờ, gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh khi một phần bị cắt hoặc bị tổn thương. Đó là lý do vì sao bạn có thể hiến tặng một phần gan.

Nguồn: Brightside, NationalGeographic, Livescience, Howstuffworks

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news