Tin mới

10 việc cần làm sau khi mua điện thoại Android

Thứ năm, 22/05/2014, 20:23 (GMT+7)

Rất nhiều người sau khi mua điện thoại về thì chẳng biết phải làm gì. Bài viết này sẽ giúp các bạn khỏi lúng túng với chiếc smartphone của mình.

Rất nhiều người sau khi mua điện thoại về thì chẳng biết phải làm gì. Bài viết này sẽ giúp các bạn khỏi lúng túng với chiếc Smartphone của mình.

Giao diện dễ sử dụng, hàng triệu ứng dụng miễn phí, giá hấp dẫn là những yếu tố giúp cho Android tăng tốc chóng mặt và vượt qua được cả iOS của Apple.

Trong trường hợp bạn vừa tự thưởng cho mình một chiếc smartphone Android mới, hãy thực hiện ngay 10 thao tác dưới đây để đảm bảo tối ưu hóa trải nghiệm của mình.

 1. Cài đặt Update tự động

 Cập nhật tự động luôn có lợi. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chức năng này còn theo dõi sát sao những phiên bản mới hay những miếng vá lỗi mà người dùng bình thường khó lòng nắm được. Để kích hoạt Cập nhật tự động, bạn hãy ấn vào nút Menu Google Play App, chọn Settings, nhấn tiếp vào ô "tự động cập nhật ứng dụng". Và để tiết kiệm tiền cước, bạn hãy tiện tay click vào ô "Chỉ update qua mạng Wi-Fi".

 2. Bật bàn phím Gesture

 Khác với các nền tảng khác, bàn phím của smartphone Android có thể tùy biến được. Swiftkey và Swype là hai loại bàn phím gesture ưu việt nhất và một khi đã dùng quen, người dùng sẽ không bao giờ muốn quay trở lại với bàn phím chuẩn nữa cả.

3. Tìm hiểu Google Now

 Google Now là phần mềm trợ lý ảo giống như Siri ở iOS nhưng được công nghệ tìm kiếm của Google chống lưng. Google Now có thể theo dõi hoạt động thường ngày của bạn, thu thập dữ liệu, phân tích rồi từ đó đưa ra những gợi ý liên quan nhất cho người dùng.

Lấy thí dụ, nó sẽ đọc lịch trình di chuyển bằng phương tiện công cộng của bạn, sau đó cảnh báo về tắc đường trên đường rồi gợi ý đi tuyến đường khác. Google Now cũng có thể cung cấp thông tin về chuyến bay, truy vết các gói hàng chuyển phát trong nước và nhắc bạn về những sự kiện sắp diễn ra. Để truy cập Google Now, hãy mở ứng dụng Google Search, chọn Settings rồi bật Google Now lên.

4. Buộc phải dùng Chrome

Hầu hết smartphone Android đều cài sẵn trình duyệt Chrome nhưng cũng có vài hãng điện thoại muốn người dùng chạy trình duyệt khác (Nokia X là một thí dụ). Lời khuyên đưa ra là luôn luôn cài đặt Chrome trên điện thoại vì đây là trình duyệt hỗ trợ Android sâu nhất.

5. Làm quen với lựa chọn chia sẻ

Các lựa chọn chia sẻ thường được đánh dấu bằng ký tự "V" hoặc "<". Chúng đặc biệt hữu ích khi người dùng sắp xếp các biểu tượng hoặc nội dung bên trong điện thoại của mình. Về cơ bản, Android cho phép hai ứng dụng bất kỳ đồng bộ hóa dữ liệu với nhau và chia sẻ nội dung song phương. Lấy thí dụ, bạn viết note trong một ứng dụng, sau đó sử dụng Share để gửi vào Gmail và gửi email.

6. Tải bản đồ offline

Trong trường hợp kết nối Internet bị mất, bản đồ offline sẽ trở thành cứu tinh. Để tải bản đồ offline, hãy truy cập vào Maps, chọn Menu -> "Make available offline". Sau đó, người dùng chỉ việc phóng to khu vực mình muốn đến và chọn "Done".

 7. Tải ứng dụng Remote Desktop

 Ứng dụng này có thể tạo ra kết quả kỳ diệu nếu được sử dụng một cách khôn ngoan. Đúng như tên gọi của nó, sau khi cài đặt vào điện thoại Android, ứng dụng sẽ cho phép bạn truy cập tất cả các nội dung đang mở trên trình duyệt Chrome của máy tính, thậm chí là tablet thông qua điện thoại. Và ngược lại, nó cũng cho phép bạn tiếp cận bất cứ tab nào đang mở trên điện thoại thông qua PC.

 8. Tự động backup ảnh

Bị mất ảnh lưu trong điện thoại thực sự là một ác mộng với nhiều người. Nhưng nếu như bạn đang dùng điện thoại Android, bạn sẽ có thể kích hoạt chức năng sao lưu tự động để đảm bảo những khoảnh khắc đáng nhớ của mình luôn được an toàn. Ngoài ra, cũng có một lựa chọn cho phép bạn tự động backup hình ảnh trên điện thoại trong tài khoản Google+. Chỉ việc cài đặt ứng dụng G+, vào Settings, chọn "Instant Upload" là xong. Tuy nhiên, bạn nên đặt kích cỡ lưu trữ ở mức "Standard" thì số lượng ảnh backup sẽ nhiều hơn.

 9. Tải ứng dụng Find My Phone 

Android không cài sẵn ứng dụng truy tìm điện thoại bị mất giống như iOS. Tuy nhiên, các ứng dụng như Android Lost hay Cerberus sẽ cho phép hiển thị thông điệp "trả lại máy" trên màn hình điện thoại, thiết lập mã khóa màn hình và định vị điện thoại trên bản đồ.

 10. Cài một số widget

 Widget không chỉ giúp cho màn hình home của điện thoại trông sành điệu hơn mà chúng còn giúp tiết kiệm thời gian khi hiển thị toàn bộ các thông tin cần thiết ngay trên màn hình.

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news