Theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp.
Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.
Đến nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 12 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Trong đó có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)
Năm thụ phong: 1948.
Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu.
Chức vụ cao nhất: Phó Thủ tướng thường trực; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị.
Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967)
Năm thụ phong: 1959.
Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
Bí danh: Sáu Vi, Trường Sơn.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1951 - 1967).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng).
Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002)
Năm thụ phong: 1974.
Quê quán: Hà Nội.
Bí danh: Lê Hoài.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1987).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị khóa III, IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Hoàng Văn Thái (Hoàng Văn Xiêm) (1915 - 1986)
Năm thụ phong: 1980.
Quê quán: Thái Bình. Bí danh: An, Mười Khang, Quốc Bình, Thành...
Chức vụ cao nhất: Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên (1945 - 1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều) (1913 - 2006)
Năm thụ phong: 1982.
Quê quán: Nghệ An.
Bí danh: Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 - 1986).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1976 - 1986).
Danh hiệu khác: Đại tướng có tuổi Đảng cao nhất (vào Đảng năm 1930), Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố) (1914 - 1986)
Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Hà Nội. Bí danh: Đội Tố, Ba Long.
Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng (1980 - 1986).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV và V.
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Lê Đức Anh (năm sinh 1920)
Năm thụ phong: 1984. Quê quán: Thừa Thiên - Huế. Bí danh: Sáu Nam.
Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992 - 1997).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1982 - 1997).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn) (năm sinh 1922)
Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Hưng Yên.
Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng khóa VI. Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.
Đại tướng Đoàn Khuê (1923 - 1998)
Năm thụ phong: 1990. Quê quán: Quảng Trị.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991 - 1997).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1991 - 1997).
Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng 2007).
Đại tướng Phạm Văn Trà (Sinh năm 1935)
Năm thụ phong: 2003. Quê quán: Bắc Ninh.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997 - 2006).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (1997 - 2006).
Danh hiệu khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đại tướng Lê Văn Dũng (Sinh năm 1945)
Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Bến Tre.
Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2001 - 2011).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Bí thư Trung ương Đảng (2001 - 2011).
Đại tướng Phùng Quang Thanh (Sinh năm 1949)
Năm thụ phong: 2007. Quê quán: Hà Nội.
Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006).
Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị (2006).
Chức danh khác: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Kim Linh