Những gì cha mẹ dạy trẻ sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của trẻ sau này. Để thực hiện được tốt điều này, cha mẹ cần tránh 5 sai lầm cơ bản sau đây trong cách giáo dục con cái.
Làm cho cuộc sống của trẻ luôn dễ dàng
Điều này sẽ khiến trẻ hiếm khi cảm thấy bị thất vọng hoặc lo âu. Trong khi đó, chúng lại là những điều cơ bản trẻ sẽ phải đối mặt khi trưởng thành. Trẻ phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho những thăng trầm cuộc sống, công việc và các mối quan hệ khi trưởng thành.
Khi trẻ thất bại trong bài kiểm tra hay đội của trẻ thua trong một cuộc thi đấu, chúng ta nên có mặt ở đó để khuyến khích và hỗ trợ, nhưng không ngăn cản những điều này xảy ra. Một nhà tâm lý học nói rằng, chúng ta phải để trẻ mới biết đi ngã khi tập đi. Trẻ cần đối mặt với nhiều thách thức để có thể trưởng thành hơn.
5 sai lầm có hại cho sự trưởng thành của con trẻ |
Những lời nhận xét bất cẩn
John Chirban, một nhà tâm lý tại Trường Y Harvard đã cảnh báo về những lời nhận xét bất cẩn. Những ý kiến tiêu cực nào đó có thể sẽ tác động xấu về lâu dài. Bạn hãy tưởng tượng đến hậu quả của những nhận xét gây tổn thương, vô tâm và khắc nghiệt.
Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một đứa trẻ và làm tổn thương lòng tự trọng của chúng. Cha mẹ nên cẩn trọng về những lời nói và cả ngôn ngữ cơ thể của chính mình.
Cha mẹ khen ngợi con một cách quá đáng
Các bậc cha mẹ thường có xu hướng phóng đại lời khen ngợi và hiếm khi ca ngợi những nỗ lực của trẻ. Cha mẹ thường chỉ nói với trẻ rằng con thực sự thông minh, dễ thương, giỏi thể thao hay nhiều điều khác nữa.
Theo một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Stanford, cha mẹ khi ca ngợi sự nỗ lực chứ không phải tài năng của trẻ trong 1 -3 năm đầu đời thì 5 năm sau, trẻ sẽ đối phó với những thách thức tốt hơn và có động lực hơn.
Trẻ em không bao giờ phải đối mặt với rủi ro
Ed Balls, thành viên Quốc hội Anh đã phát biểu rằng: “Chúng ta không nên bao bọc con trẻ mà nên cho phép chúng chơi ở bên ngoài để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức trong thế giới xung quanh chúng và biết làm thế nào để được an toàn”.
Học cách chấp nhận rủi ro có nghĩa là trẻ sẽ có được sự tự tin đồng thời học hỏi về những ranh giới và giới hạn trong cuộc sống, học cách làm thế nào để kiểm soát, xử lý rủi ro. Điều này giúp trẻ chín chắn và trưởng thành hơn sau này.
Cha mẹ không thể ngăn chăn việc trẻ mè nheo
Nhiều bậc cha mẹ buộc phải cho con họ mè nheo khi chúng muốn một cái gì đó. Nếu chúng ta đáp ứng đòi hỏi của trẻ, chúng sẽ lặp lại hành động mè nheo một cách dai dẳng và làm hỏng những nỗ lực dạy dỗ trẻ của chúng ta, để lại những hậu quả khôn lường.
Cha mẹ nên trả lời dứt khoát, rõ ràng và nhất quán những đòi hỏi của trẻ. Yêu cầu trẻ không được mè nheo liên tục và có thể giảng giải để cho trẻ hiểu điều đó là không tốt.
Hải Nam (Theo Lifehack)