Luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều Chính sách nổi bật về lĩnh vực lao động, tiền lương, BHXH...
1. Thêm 2 trường hợp nghỉ nguyên lương
Luật lao động sửa đổi, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên luowg đã thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp: Kết hôn được nghỉ 3 ngày; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha/ mẹ đẻ, cha/mẹ nôi...
Hai trường hợp được nghỉ nguyên lương. Ảnh: Internet
So với luật cũ, Luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm 2 trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương trong đó có trường hợp bố nuôi chết và mẹ nuôi chết.
2. Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động
Luật sửa đổi luật lao động sẽ chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động. Ảnh: Internet
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do.
Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
Theo đó, người lao động được nghỉ 2 ngày dịp quốc khánh 2/9 và được hưởng nguyên lương.
Người sử dụng lao động phải chịu chi phí mở tài khoản cho lao động nếu trả lương qua ngân hàng.
>>Xem thêm: TOP 5 câu nói thịnh hành nhất năm 2020 khiến dân tình mê mệt
3. Tăng tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu của người lao động từ ngày 1/1/2021 sẽ được quy định như sau:
Trong điều kiện lao động bình thường, từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng (hiện hành tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).
Mỗi năm sau đó sẽ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Tính đến năm 2028, lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và đến năm 2035, lao động nữ sẽ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.
4. Mở rộng nhiều hình thức thưởng cho người lao động ngoài tiền
Luật Lao động sửa đổi quy định về thưởng thay vì tiền thưởng như Bộ luật năm 2012.
Điều 103 của Luật quy định khái niệm thưởng cho người lao động được mở rộng, theo đó, có thể là tiền, tài sản hoặc hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
5. 100% giáo viên THPT phải đạt chuẩn GDQP
100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, được xếp loại đạt trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, giáo viên được đảm bảo các quyền theo đúng quy định của Điều lệ trường THPT và của pháp luật...
Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả SGK chủ động sắp xếp theo căn cứ yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp.
6. Tăng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên
Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 từ năm 2021 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Mỗi năm, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Đây là quy định được áp dụng chung, trong đó có cả các giáo viên, nhân viên, làm việc trong ngành giáo dục.
7. Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cấm các hoạt đồng gồm kinh doanh chất ma túy, một số hóa chất, khoáng vật có trong phụ lục của luật, động vật hoang dã nguy cấp, kinh doanh mại dâm...
Luật này cũng quy định chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.