Tin mới

7.000 năm trước có một hiện tượng điên rồ xảy ra với đàn ông trên thế giới mà đến bây giờ khoa học vẫn không hiểu tại sao

Thứ bảy, 02/06/2018, 14:37 (GMT+7)

Có thời điểm trong quá khứ, số lượng đàn ông sụt giảm đến mức chỉ bằng 1:17 phụ nữ. Chuyện gì đã xảy ra?

Có thời điểm trong quá khứ, số lượng đàn ông sụt giảm đến mức chỉ bằng 1:17 phụ nữ. Chuyện gì đã xảy ra?

Lịch sử y sinh học thế giới đã từng ghi nhận những hiện tượng kỳ lạ đến mức quái đản và sự kiện từ 7.000 năm trước này là một ví dụ cực điển hình.

Cụ thể, đây là quãng thời gian chứng kiến một sự sụp đổ khủng khiếp về số lượng gene của... đàn ông, kéo dài tới 2.000 năm. Theo như một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communication, nhiễm sắc thể (NST) Y đã bị mất tích trong nhiều thế hệ. Đến mức có thời điểm, số lượng đàn ông tại Cựu thế giới chỉ còn tỉ lệ 1:17 so với phụ nữ.

Cựu thế giới: Tên gọi Trái Đất được người châu Âu biết đến trước khi Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492. Cựu thế giới bao gồm: châu Âu, châu Á và châu Phi (hay còn gọi là đại lục Phi-Á-Âu) và các đảo bao quanh.

Câu hỏi đặt ra là tại sao, và thứ gì đã gây ra hiện tượng này. Trên thực tế thì đây không phải là một hiện tượng mới được đề cập, khi đã từng có khá nhiều nghiên cứu xác nhận NST Y đã biến mất một số lượng lớn trong quá khứ. Tuy nhiên, kết luận về nguyên nhân thì không hề giống nhau.

7.000 năm trước có một hiện tượng điên rồ xảy ra với đàn ông trên thế giới mà đến bây giờ khoa học vẫn không hiểu tại sao - Ảnh 1.
 

Năm 2015, nghiên cứu tại Anh đăng trên tạp chí Nature lần đầu tiên đề cập đến hiện tượng này. Họ cho rằng một lượng lớn nam giới biến mất vào thời điểm con người chuyển từ lối sống săn bắt - hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi nông nghiệp. 

Giả thuyết được đặt ra là ở thời điểm này, một số người đàn ông trở nên vượt trội trong quyền lực, và họ đã áp đặt, khống chế khả năng sinh sản của cư dân dưới quyền. 

Điều này cũng không hẳn đồng nghĩa với việc tổng số nam giới giảm đi. Vấn đề là việc thụ thai và sinh ra bé trai bị cản trở, khiến NST Y dần thui chột. Kết quả, bộ gene cũng sụp đổ theo.

Giả thuyết hợp lý nhất đã có

Kết luận của họ đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều chuyên gia lịch sử. Tuy nhiên, đội nghiên cứu đến từ ĐH Stanford thì không nghĩ như vậy. Mới đây, họ đã lật lại vấn đề bằng một cách tiếp cận khác.

Sử dụng mô hình toán học và giả lập trên máy tính, họ truy ngược về các bộ tộc đã gây chiến tranh rất nhiều để giành giật tài nguyên, và theo dõi NTS Y trên toàn thể dân số.

7.000 năm trước có một hiện tượng điên rồ xảy ra với đàn ông trên thế giới mà đến bây giờ khoa học vẫn không hiểu tại sao - Ảnh 2.

Các cuộc chiến tranh bộ tộc xưa kia khiến sự phân bổ gene hẹp hẳn lại

Dành cho những ai chưa biết, các dòng tộc xưa thường theo phụ hệ, có nghĩa những bộ tộc này vốn đã có tỷ lệ phân bổ NST Y thấp vì cả dòng tộc phụ thuộc vào một vài nam giới nắm quyền. Và qua nghiên cứu của ĐH Stanford, các cuộc chiến ấy thực chất còn khiến sự phân bổ NST tụt xuống thấp hơn nữa.

Trong sinh học, đây được gọi là hiện tượng "thít cổ chai" - xảy ra khi đa dạng sinh học của một quần thể giảm sút.

Chiến tranh gây ra chết chóc - dù là đàn ông, phụ nữ hay trẻ em. Nhưng vì tỷ lệ nam giới luôn chiếm đa số trong quân đội, nên tỉ lệ đàn ông tử vong cũng lệch hơn. Bởi vậy mà sau các cuộc chiến, số lượng phụ nữ thường cao hơn đàn ông.

Hơn nữa, các cuộc chiến xưa kia có tính chất cực kỳ man rợ. Phe thắng cuộc thường khiến kẻ thua tuyệt diệt, và đó có thể là lý do gây ra hiện tượng "thít cổ chai".

7.000 năm trước có một hiện tượng điên rồ xảy ra với đàn ông trên thế giới mà đến bây giờ khoa học vẫn không hiểu tại sao - Ảnh 4.

Các chuyên gia đứng sau nghiên cứu

Nhưng dù vậy, kết luận này vẫn còn khá nhiều sơ hở và chưa thể mang tính chất khẳng định được. Ngay cả các chuyên gia từ Stanford cũng chỉ bảo rằng đây là một giả thuyết, không hơn.

Chỉ biết rằng, các dữ kiện lịch sử chỉ khẳng định rằng có một hiện tượng kỳ quái đã xảy ra với đàn ông, nhưng không cho thấy lý do tại sao. Và việc xác nhận được nguyên nhân vẫn còn hạ hồi phân giải.

Tham khảo: IFL Science

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news