1. Ướp thịt
Nhiều người dùng nước mắm để ướp thịt nhưng đây lại là một trong những sai lầm của không ít người.
Theo đó, việc này sẽ khiến thịt bò bị khô và cứng hơn so với ướp bằng bột canh, muối hoặc đường.
Do đó, đối với các món kho hoặc xào, tốt nhất bạn nên thêm ít mắm sau khi sắp nấu xong và tắt bếp.
2. Nấu nước mắm trong một thời gian dài
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nấu nước mắm trong thời gian dài sẽ khiến các vitamin trong nước mắm như A, D, B12 và mùi vị của nó bốc hơi hết.
3. Cho nước mắm khi món ăn đang sôi
Đa phần nhiều người thường xuyên nêm nước mắm vào món canh khi nước đang sôi. Nhưng nêm nước mắm vào thời điểm này sẽ khiến một phần axit amin trong nước mắm bị biến mất.
Thậm chí, nêm nước mắm khi nước đang sôi sùng sục sẽ khiến cho nước canh có màu không đẹp mắt do lúc này các axit amin trong nước mắm kết hợp cùng đường trong thực phẩm.
4. Sử dụng nước mắm cho mọi người
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, các cha mẹ không nên nêm các loại gia vị như muối, đường, nước mắm,... vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân được lý giải là do trẻ em thời điểm này hệ thống tiêu hóa còn non yếu, chưa cần nhiều muối.
Trong khi đó, nước mắm có chứa rất nhiều muối, nêm nước mắm vào đồ ăn của trẻ em sẽ khiến cơ thể của trẻ nạp nhiều muối, làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
Mẹo chọn nước mắm ngon đúng điệu
Các mẹ nội trợ cần lưu ý đến màu sắc và hương vị cũng như độ đạm của nó:
- Màu sắc: Nước mắm ngon thường có màu nâu cánh gián sậm, màu nâu vàng, không có cặn đục.
- Hương vị: Vị mặn đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng. Nước mắm không ngon có vị mặn chát từ đầu lưỡi đến cuống họng.
- Độ đạm: Nước mắm có độ đạm trên 48 là nước mắm đặc biệt, loại thượng hạng có độ đạm trên 40, trên 24 là loại 1, trên 16 là loại 2, dưới 10 là không đạt tiêu chuẩn.