Trái cây là nguồn thực phẩm nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu mua trái cây và ăn không đúng cách sẽ khiến cơ thể bạn thêm bệnh vào người.
Dưới đây là 4 sai lầm nhiều người thường mắc phải khi mua và ăn trái cây cần bỏ ngay:
- Để chung trái cây với đồ sống trong tủ lạnh: Tủ lạnh nhà bạn có thể là nơi ẩn chứa rất nhiều thứ đồ ăn từ sống đến chín nên dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sản sinh. Nếu xếp trái cây vào tủ lạnh mà không lau sạch và bỏ đồ sống ra thì một số loại trái cây sẽ nhanh bị thâm đen, hư thối hoặc biến chất, có mùi khó chịu. Vậy nên, tốt nhất thì bạn nên chọn nơi bảo quản khô ráo, thoáng mát để đặt trái cây mua về và chỉ mua số lượng vừa đủ cho gia đình mình ăn thôi.
- Mua trái cây gọt sẵn ngoài chợ hoặc siêu thị: Rất nhiều chị em có thói quen mua trái cây gọt sẵn ở ngoài chợ hoặc siêu thị vì tiện dùng. Tuy nhiên, những loại trái cây được gọt sẵn kiểu này thường là mặt hàng đã để lâu, khi gọt ra mà chưa ăn ngay cũng dễ bị giảm giá trị dinh dưỡng và khiến vi khuẩn sản sinh nhiều nếu để bên ngoài quá lâu.
- Ăn trái cây khi đói: Trái cây rất tốt nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn chúng. Đặc biệt là khi đang đói bạn không nên ăn trái cây. Lúc này, lượng axit có trong trái cây sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ăn trái cây khi bụng đói có thể làm bạn gặp tình trạng cồn cào ruột.
- Ăn trái cây ngay sau bữa cơm: Do sau khi ăn no, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn mà cơ thể vừa nạp vào. Nếu tiếp tục ăn trái cây lúc này, dưỡng chất sẽ không được hấp thụ và có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Để không gây hại sức khỏe, chúng ta nên ăn trái cây sau bữa cơm khoảng 30 phút.
Đặc biệt, không nên ăn trái cây vào buổi tối, vì trái cây chứa một lượng lớn đường fructozo, góp phần hỗ trợ cơ thể tích trữ năng lượng và hấp thụ chất béo. Ăn trái cây buổi tối sẽ góp phần làm bạn “béo bụng”.
Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh các loại trái cây giàu chất xơ như táo, cam và chuối.
Nếu bạn đang bị bệnh thận, hãy ăn những loại trái cây ít kali như đu đủ, táo, lê, ổi,...