Đũa gỗ là chất liệu được nhiều bà nội trợ yêu thích, tin dùng vì chất liệu an toàn, dễ vệ sinh. Tuy nhiên rất nhiều gia đình sau một mùa nồm ẩm thì đũa gỗ đã bị mốc vì bảo quản không đúng cách. Phải làm thế nào để loại bỏ các vết mốc khó chịu này?
Xử lý đũa gỗ lần đầu mua về
Khi mới mua đũa gỗ, bạn cần ngâm chúng trong dung dịch nước muối ấm được pha loãng rồi phơi đều trên mâm đến khi cô hẳn rồi cất đi. Trước khi dùng bữa, bạn cũng nên lau khô đũa để tránh ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Dùng nước rửa chén thiên nhiên
Nhiều gia đình có thói quen ngâm đũa gỗ chung với bát, chén, đĩa sứ để rửa. Tuy nhiên điều này là không nên bởi nước rửa chén hóa học có chứa gốc Phốt phát – đây là loại chất “yêu thích” của nấm mốc. Do đó, nhiều gia đình dù có rửa sạch cặn thức ăn trên đũa gỗ đến đâu thì chúng vẫn xuất hiện nấm mốc sau một khoảng thời gian sử dụng.
Bạn có thể cải thiện điều này bằng cách sử dụng nước rửa chén được làm từ thiên nhiên hoặc sử dụng quả bồ hòn để rửa đũa gỗ.
Phơi đũa gỗ ngoài nắng thường xuyên
Đũa gỗ cần phơi nắng thường xuyên, nếu bạn ở miền Bắc có mùa nồm, ẩm, thiếu ánh sáng mặt trời thì phải để đũa ở nơi thoáng mát và thi thoảng cần hơ đũa qua lửa cho khô ráo.
Dùng muối ăn
Muối có thể chuyên trị các vết ẩm mốc bám trên bề mặt gỗ rất tốt. Bạn cần đun nước muối cho sôi rồi ngâm đũa gỗ bị mốc vào khoảng 5 phút, luôn giữ mức lửa lớn. Sau đó, bạn vớt đũa ra rồi rau kiệt nước bằng khăn sạch và phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một ngày.
Giấm và mật ong
Bạn cho mật ong và giấm vào một tô nước lớn, sau đó dùng khăn ẩm nhúng hỗn hợp nước này rồi lau trên đũa gỗ cho đến khi sạch nấm mốc. Giấm có tính axit, còn mật ong sẽ giúp cho đũa không những sạch mà còn sáng bóng hơn trước.