Theo sử sách ghi lại, bữa yến tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, nhân lực được huy động lên đến 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời đó tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và đại tiệc kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu từ giao thừa (12h đêm) Tết Nguyên đán Canh Tý.
Đây là số vàng để chi cho bữa tiệc lớn nhất trong lịch sử tính đến thời điểm bấy giờ để giải quyết vấn đề ngoại giao với 8 nước Phương Tây liên minh đánh Trung Quốc.
Sau gần 2 tháng thảo luận, một thực đơn gồm 140 món được hình thành, trong số này có 7 món thật bổ dưỡng, thật đặc biệt, thật lạ lùng, mỗi ngày chỉ thiết đãi một món, thực khách ăn vào chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội.
Các sứ thần Phương Tây được nhận thiệp mời từ ngày 23 tháng Chạp năm 1873 bao gồm 212 khách trong phái đoàn 8 nước liên minh do Thái Thú Lý Hồng Chương mời và 188 công thần triều Thanh được tuyển chọn.
Đại tiệc bắt đầu sau 3 tiếng ngọc khánh. Quan khách ngồi cách nhau khoảng 1m. Sau lưng mỗi người là 1 nô tỳ nữ và 1 nô tỳ nam phục vụ. Món ăn đầu tiên được dọn lên. Nhạc tấu lên một bản sau khi ăn hết 1 món. Thực khách được uống 1 chén rượu đại bổ có tác dụng tiêu thực sau khi dùng xong 5 món.
Mỗi ngày nhà bếp dọn lên 20 món trong đó có 1 món đặc biệt. Cứ mỗi lần dùng 1 món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn. Trong 140 món ấy, có 7 món rất đặc biệt, thậm chí được coi là rùng rợn như chuột bao tử, óc khỉ...
1. Sâm Thử (Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm)
Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn các vị thuốc bổ, gạo trộn trứng gà và uống nước sâm, lê ép. Chuột được tắm rửa 2 lần/ngày bằng dầu hương liệu hảo hạng và nước trầm hương.
Chuột bao tử được lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Các đầu bếp sẽ bọc chuột bằng lớp bột giống như bánh bao. Khi thực khách đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột bao tử còn sống bên trong. Món này giúp bổ tỳ và bổ mắt.
Tuy vậy, có rất nhiều sứ thần không dám ăn và đã từ chối món này hoặc là ăn để lấy lòng thái hậu. Điển hình là sứ thần Bồ Đào Nha khi nhìn thấy đuôi con chuột ngo ngoe trong miệng sứ thần nước bạn đã khiếm lễ từ chối.
2. Não Hầu (óc khỉ)
Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có bầy khỉ ăn hết cả rừng lê. Lê ở đây trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất và ho nên ăn thịt khỉ rất thơm lại trị được bệnh, nhưng óc khỉ là bổ nhất.
80 con khỉ choai choai chưa thay lông được bắt về đãi khách. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ được đặt vào cái lồng nhỏ, được khoét một lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên được. Khỉ không nhúc nhích được do có gông. Khi ăn, người phục dịch sẽ từ từ "hóa kiếp" cho khỉ. Hành động này bị hậu thế lên án gay gắt.
3. Tượng Tinh (Tinh khí của voi)
Trước hết chọn những tổ yến thật to và tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn. Lại hòa chung với nước lê Vân Nam – Tuyết Hồng Lê – và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
Tượng tinh được các nài voi đã lấy sẵn. Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vào một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bong bóng cá (đã được ngâm thuốc bắc phơi khô) và con voi được đem đi chưng cách thủy. Lúc thưởng thức món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất nước nhờn chảy vào chén bạc rồi uống.
4. Trư Vương (Giống heo tiến vua)
Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách nào chúng cũng chết.
Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo sữa.
5. Phương Chi Thảo (Cỏ Phương Chi)
Cỏ Phương Chi chỉ mọc vào những năm nhuận, vào ngày trung thu và sống rất ngắn (chỉ 1-1,5 tháng) ở trên đá của ngọn núi Thái Hoàng. Nếu gặp phải gió bắc đầu mùa thì khô héo ngay. Vì vậy, muốn lấy được cỏ, phải dắt ngựa đực trắng tuyền lên đó trước 1 ngày. Khi mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá ăn cỏ, khi ngựa ăn xong chém ngựa chết ngay và mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô, chế thuốc
Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ phương chi được nấu với Long Tu. Ai ăn được món này sẽ sảng khoái tinh thần và không thấy mệt mỏi cả tháng.
6. Sơn Dương Trùng (Con dòi trong dê)
Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho dược một cặp sơn dương thật lớn.
Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được 3 cặp dê rừng, trong số ấy 3 con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.
Dê rừng sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ này tên la 'đông trùng hạ thảo', bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quý có dược tính cùng với cỏ non, lá Cây thuốc… nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.
Dê con được 2 tháng tuổi sẽ được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông , rồi moi ruột và ngâm chúng vào thùng gỗ to đựng rượu quý và nước gừng. Sau 2 ngày, dê được vớt ra bỏ vào bể sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. 2 ngày tiếp theo, họ cắm hoa sen trắng cắm đầy mình dê. Cứ thế, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng ngày mùng 7 tiệc tàn) xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen.
Những người trong nhà bếp sẽ nhặt lấy trùng sơn dương chế biến thành món ăn có tác dụng bổ, trị các bệnh lao phổi, bán thân bất toai, tê bại..
7. Trứng Công
Thế gian có câu 'nem công', chả phụng để chỉ 2 món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó tìm ra được.
Trứng công rất khó lấy vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng của nó. Nhiều khi không lấy được trứng do công phá vỡ ổ trứng. Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần thục để lấy trộm trứng công.
Kết quả là lấy được 500 trứng công để đãi khách, nhưng khỉ lại bị chết mất 1/3.